HỆ THỐNG BÔI TRƠN 1 Nhiệm vụ và yêu cầu

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghành đóng tàu thiết kế hệ thống động lực (Trang 97 - 98)

C 0– Hệ số tính toán theo Pamiel.

6. CÁC HỆ THỐNG PHỤ VÀ PHỤC VỤ 1 DỮ KIỆN PHỤC VỤ THIẾT KẾ

6.2 HỆ THỐNG BÔI TRƠN 1 Nhiệm vụ và yêu cầu

6.2.1 Nhiệm vụ và yêu cầu 6.2.1.1Nhiệm vụ

- Đảm bảo bôi trơn giảm ma sát hay duy trì ma sát ướt đối với tất cả các chi tiết chuyển động tương đối với nhau.

- Làm mát, giảm nhiệt độ do ma sát của tất cả các chi tiết khi chuyển động tương đối với nhau.

- Rửa sạch tất cả các tạp bẩn trên các bề mặt ma sát khi chuyển động, giảm tối thiểu mức độ mài mòn.

- Bao kín bề mặt cần bôi trơn, bảo quản các bề mặt này khỏi tác động của môi trường.

- Trung hoà các thành phần hoá học tác động có hại lên bề mặt cần bôi trơn trong quá trình hoạt động của động cơ.

- Hệ thống bôi trơn có chức năng cung cấp đầy đủ dầu bôi trơn với thông số theo yêu cầu đến tất cả các vị trí cần bôi trơn đã được lựa chọn thiết kế.

6.2.1.2Yêu cầu hệ thống

- Các hệ thống dầu bôi trơn trong buồng máy phải được bố trí sao cho có thể dễ dàng bảo quản và kiểm tra. Tất cả các van phải có khả năng vận hành được từ trên sàn buồng máy.

- Phải có các khay hứng dầu rò rỉ đủ chiều cao dưới các thiết bị liên quan tới dầu bôi trơn, các mỏ đốt, các bơm dầu đốt, các thiết bị hâm dầu, các bộ làm mát dầu bôi trơn, các bầu lọc dầu bôi trơn và các két dầu bôi trơn. Khi không thể trang bị các khay kim loại hứng dầu rò rỉ thì phải làm các thành quây để giữ dầu rò rỉ lại.

- Số lượng và sản lượng của các bơm dầu bôi trơn cho máy chính, hệ trục chân vịt và thiết bị truyền động:

- Máy chính, hệ trục chân vịt và hệ truyền động của chúng phải có một bơm dầu bôi trơn chính, đủ sản lượng cung cấp dầu bôi trơn ở công suất liên tục lớn nhất của máy chính và phải có một bơm dầu bôi trơn dự phòng đủ sản lượng cấp dầu ở điều kiện hành hải bình thường. Các bơm này phải được nối với nhau và sẵn sàng hoạt động.

- Nếu có từ hai máy chính, hệ trục chân vịt và các thiết bị truyền động của chúng trở lên và mỗi trong số chúng có sẵn một bơm dầu bôi trơn chính và nếu tàu cơ thể đảm bảo tốc độ hành hải ngay cả khi một trong các bơm dầu này không hoạt động thì có thể không cần có bơm dự phòng với điều kiện là trên tàu có một bơm dự trữ.

- Số lượng và sản lượng của các bơm dầu bôi trơn cho máy phụ, máy phát điện và các động cơ lai chúng.

- Các máy phát điện, máy phụ cần phải trang bị kép và các động cơ lai chúng phải có bơm dầu bôi trơn chính và dự phòng đủ sản lượng cấp dầu bôi trơn ở công suất liên tục lớn nhất của máy. Các bơm này phải nối với nhau để sẵn sang hoạt động.

- Khi mỗi hệ thống quy định ở trên có bơm dầu bôi trơn chính riêng có thể không cần có bơm dầu bôi trơn dự phòng.

- Hệ dẫn động các bơm dầu bôi trơn dự phòng và việc sử dụng các bơm khác.

- Hệ dẫn động các bơm dầu bôi trơn dự phòng phải được dẫn động bằng nguồn năng lượng độc lập.

- Khi một bơm dầu bôi trơn nào đó được dẫn động cơ giới độc lập dùng cho mục đích khác có thể sử dụng như là một bơm dầu bôi trơn dự phòng thì có thể dùng bơm đó làm bơm dự phòng.

Van chặn giữa động cơ và két gom dầu bôi trơn:

- Đối với các tàu dài từ 100m trở lên, nếu dùng một ngăn đáy đôi làm két gom dầu bôi trơn thì phải có van chặn dễ thao tác từ các sàn buồng máy hoặc thiết bị chống chảy ngược thích hợp.

Các bầu lọc dầu bôi trơn:

- Khi dung hệ thống bôi trơn cướng bức (bao gồm cả việc cấp bằng trọng lực từ két áp lực) để bôi trơn các hệ thống máy, thì phải trang bị các bầu lọc dầu bôi trơn.

- Các bầu lọc dùng trong hệ thống bôi trơn cho máy chính, thiết bị truyền động trục chân vịt và chân vịt biến bước phải có khả năng làm vệ sinh được mà không phải ngừng cấp dầu bôi trơn đã được lọc.

- Bầu lọc dầu bôi trơn phải có van để giảm áp suất trước khi mở.

- Các hệ thống dầu bôi trơn phải có hệ thống phân ly dầu bôi trơn như các máy phân ly dầu bôi trơn hoặc các bầu lọc thay cho các máy phân ly.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghành đóng tàu thiết kế hệ thống động lực (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w