Cái “tôi”chấn thương và hành trình tái lập căn cước

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học cơ chế hình thành cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết “Khởi sinh của cô độc” (Paul Auster) (Trang 49 - 61)

6 Marianne Hirch dùng thuật ngữ này cho thế hệ thứ hai sau những chấn thương của sự kiện Holocaust Ở đây, chúng tôi mượn thuật ngữ này để chỉ các thế hệ sau sự kiện di dân, vụ án tạo nên chấn thương nhà

3.2. Cái “tôi”chấn thương và hành trình tái lập căn cước

Trong tiểu luận “ Nỗi khát khao phải được bảo vệ bằng mọi giá: Một cách đọc hiểu Khởi sinh của cô độc” (The hunger must be preversed at all cost: A reading of The invention of solitude)[23], Derek Rubin đã khẳng định khía cạnh căn cước của Paul Auster được thể hiện trong tác phẩm như sau: “Nỗi khao khát vừa phải được thỏa mãn vừa phải được giữ lại vẹn nguyên.” Nhận xét này đã chỉ ra sự hòa trộn những yếu tố thuộc về căn cước trong Auster.

Cái chết của Sam Auster đã giáng một đòn mạnh vào cuộc sống cũng như cách ứng xử đối với căn cước của bản thân người con trai. Cú đánh này đã khiến Paul Auster quay ngược hành trình sống để trở về quá khứ, truy tìm căn cước. Từ đó, Paul Auster đã tìm thấy những vấn đề thuộc về truyền thống dân tộc Do Thái in đầy các vết cắt, chấn

thương của gia đình và lịch sử cũng như cách tự vệ, tự tạo sức đề kháng cho bản sắc của mình. Đó cũng là hành trình nhận thức của cái “tôi” chấn thương trong vấn đề căn cước. Và tại đây, để hàn gắn những chấn thương ấy, xoa dịu và tái tạo cuộc đời cô độc của người cha quá cố, để sửa chữa, ngăn chặn khoảng cách ngày một lớn với đứa con trai Daniel, Paul Auster buộc phải bước ra khỏi căn cước truyền thống, xây dựng một căn cước lai ghép cho chính mình. Hành trình tái lập lại căn cước thể hiện trong sự biến đổi, tái tạo lại mối quan hệ cha con và sự hòa nhập với các yếu tố văn hóa trong môi trường Mỹ.

3.2.1. Sự tái tạo mối quan hệ cha – con trai

Người cha với tư cách là một người thầy đầu tiên, nghiêm khắc cùng quyền lực mạnh mẽ đã trở thành một truyền thống duy trì nòi giống trong gia đình Do Thái. Với nhà Auster, truyền thống ấy vẫn được tiếp tục và thể hiện được sức ảnh hưởng của nó. Tuy vậy, trước những biến động của lịch sử, sự đổi thay của những văn hóa, tập tục nơi sinh sống đã khiến truyền thống về mối quan hệ cha – con trai có những nét khác biệt. Cái “tôi” chấn thương tiếp tục những bước đi của mình trên cơ sở hàn gắn những nỗi xa cách, những cảm giác thiếu hụt và khao khát về người cha.

Trên mảnh đất Mỹ màu mỡ, gia đình Auster đã trải qua ba thế hệ tính đến thời của Paul Auster. Sự hòa kết với môi trường sống mới đã tạo cho Paul Auster cái nhìn và cách cư xử trong mối quan hệ cha – con trai ôn hòa và bình tĩnh hơn. Đó tất nhiên không phải phủ nhận hoàn toàn vai trò, tư cách người cha truyền thống mà đó là sự khẳng định lại vị trí người cha trong hoàn cảnh mới, mang lại cái nhìn mới về những nỗi đau của người cha đồng thời tái tạo lại chính mình. Trước khoảng cách do người cha cố tạo dựng cũng như sự lạnh lùng và độc đoán của ông, Paul Auster khi trưởng thành không lấy đó làm sự khó chịu. Ngược lại, trong cách nhìn nhận và cư xử của mình, Auster đã khiến mối quan hệ đáng ra phải căng thẳng đó trở nên mềm mại hơn.

3.1.1.1. Reiko Nitta trong “Phẩm chất Do Thái mới của Paul Auster ở Mỹ: Một sự phân tích “Phát minh của cô độc” (Paul Auster’s New Jewishness in the USA: An Analysis of The

invention of solitude), đã cho rằng: “Mối quan hệ của Auster với cha mình không cởi mở mà cũng không thù địch.” [26; tr.6] Nhận định này đã chỉ ra tính chất nước đôi trong việc Paul Auster nhận thức và bày tỏ thái độ với mối quan hệ cha – con. Rõ ràng, trong tác phẩm, mối quan hệ của “tôi” và cha luôn là mối quan hệ xa cách, nhưng cũng thật khó để tìm được một sự kiện nào mang tính chất đỉnh điểm thể hiện mối quan hệ căng thẳng hay gay gắt. Điều này có thể được thấy qua sự phân tích sự lựa chọn nghề nghiệp của cậu con trai.

Việc “tôi” lựa chọn nghề viết văn đương nhiên nhận được sự phản đối của người cha. Tuy vậy, việc đứa con trai theo đuổi nghề nghiệp của mình vẫn không hề dẫn đến bất cứ một sự bùng nổ nào trong mối quan hệ cha con bất kể việc bất đồng trong định hướng của cho mẹ và con cái luôn khiến mọi sự mâu thuẫn diễn ra tồi tệ, nhất là trong một gia đình Do Thái như nhà Auster. Đó là bởi, “tôi” đã luôn giữ một thái độ đối với cách giáo dục của cha: không vâng lời nhưng cũng không hề chống đối. Một mặt, “tôi” vẫn theo đuổi sự nghiệp văn chương đến cùng, một mặt “mỗi khi sách hay tập thơ của tôi được xuất bản, tôi lại ngoan ngoãn gửi cho cha một bản”, hay “mỗi khi tôi viết một bài báo cho tạp chí, tôi sẽ để dành lại một tờ và đảm bảo là sẽ tặng ông trong lần gặp tới”. [4; tr. 100] Việc hành động như vậy giúp “tôi” vừa thoát khỏi ra vòng vây kiểm soát của người cha lại vừa như thể hiện một sự khao khát được cha hiểu và chấp nhận. Rồi lâu dần, người cha bảo thủ ấy cũng cho rằng “nếu người Do Thái xuất bản bài của tôi, thì có thể cũng có gì đáng kể đấy.” [4; tr. 100]

Tại đây, ta nhận ra thái độ của Paul Auster chính là sự pha trộn và dung hòa trong vai trò làm con của một người Do Thái và một người Mỹ. Reiko Nitta trong bài viết của

mình cũng đã dẫn ra lời nhận định của Irving Malin 8 khi nói về mối quan hệ cha – con trai của người Do Thái và người Mỹ: “ Người Do Thái điển hình đi theo luật lệ, nguyên tắc của người cha, người Mỹ nguyên mẫu thì chống lại người cha.” [26; tr. 6] Paul Auster đã chọn lựa đứng giữa ranh giới một bên là những đặc điểm thuộc về bản sắc căn cước của mình và một bên là những yếu tố trong môi trường văn hóa mới cởi mở và tự do hơn.

Thái độ của “tôi” trước sự giáo dục của cha đã vẽ nên cách nhìn của người con đối với mối quan hệ cha – con theo truyền thống Do Thái. Paul Auster khước từ sự ngoan ngoãn, vâng lời như một đứa con Do Thái vốn phải có với người cha mang tư cách của một nhà giáo dục độc đoán. Sự theo đuổi nghề nghiệp đã chọn mở ra cho đứa con trai cơ hội được trở thành một con người tự do và độc lập, đồng thời có được sức mạnh và một vị trí để có thể hiểu được về cha.

3.2.1.1. Song song với việc giữ cho mình một thái độ ôn hòa với người cha, trong tác phẩm, Paul Auster cũng cho thấy sự nỗ lực rất lớn để đến gần và thấu hiểu cha mình. Auster luôn khắc khoải và đau đáu được hiểu về cha. Trong quãng thời gian trưởng thành, Paul Auster nhiều lần cho thấy những nỗ lực để hiểu cha nhưng bất thành.

Đầu tiên đó là nỗ lực để nói chuyện cùng cha. Nhưng đáp lại nỗ lực ấy bao giờ cũng là sự vắng mặt, cùng lắm đó cũng chỉ là “một tiếng cười khô khốc, một dạng thức khác của sự vắng mặt” [4; tr. 27] Dần dà, người con trai “nhận ra không thể nào bước vào thế giới cô độc của kẻ khác.” [4; tr. 31-32] Tất cả những gì “tôi” có thể làm chỉ là quan sát…

Nỗ lực nói chuyện và cởi mở hơn với cha không thành, “tôi” chuyển sang nuôi dưỡng “nỗi khao khát làm được điều gì đó phi thường, gây ấn tượng với cha bằng chiến tích thuộc tầm cỡ anh hùng” [4; tr. 37] nhằm phá tan đi khoảng cách giữa cha – con. Và tất nhiên, nỗ lực của Paul một lần nữa lại thất bại, một nhận thức mới lại được khám phá:

“Điều quan trọng là: tôi nhận ra rằng kể cả nếu tôi có làm được những điều mình kì vọng, thì phản ứng của cha cũng y như vậy…Tôi không được cha định nghĩa qua những gì tôi làm, mà ở việc tôi là cái gì, và điều này có nghĩa là cách ông nhìn nhận về tôi chẳng bao giờ thay đổi, rằng chúng tôi đã bị đóng đinh trong một mối quan hệ bất di bất dịch, tách biệt khỏi người kia bằng hai mặt của bức tường.” [4; tr. 39]

Nhận ra sự bất lực của bản thân trong những nỗ lực hòng hiểu hơn về cha đã để lại trong “tôi” những tổn thương nhất định. Song, không vì những tổn thương ấy mà đứa con ngừng ý định khám phá thế giới bên trong của cha. Bởi vậy, trong mỗi câu chuyện về ký ức liên quan đến sự lạnh lùng và bảo thủ của người cha, ta thấy Paul Auster luôn sử dụng thế giới cô độc mà người cha khép mình trong đó như là một lời giải thích cho những cứng rắn của Sam Auster:

“Cô độc. Nhưng không phải ở trạng thái cô đơn. Không cô độc theo cách của Thoreau, đày ải bản thân để khám phá xem mình đang ở đâu; không cô độc theo cách của Jonah, khẩn cầu được giải thoát khỏi bụng của con cá voi. Cô độc theo lối thoái lui. Theo lối không phải nhìn thấy bản thân, hoặc không phải nhìn thấy mình bị bất kì kẻ nào trông thấy.” [4; tr. 27]

Sự nhận ra và thấu hiểu thế giới cô độc của người cha đã giúp Auster lý giải vị trí của mình trong mắt cha:

“Giống như tất cả những điều khác trong cuộc đời cha, cha nhìn về tôi qua màn sương mù của sự cô độc, như thể tôi là một thứ xa vời khỏi bản thân ông. Tôi nghĩ thế giới là một vùng đấy xa xôi với cha, một vùng đất mà cha chẳng bao giờ có thể thực sự bước vào, và xa xôi ở ngoài kia, giữa những bóng dáng mờ ảo cứ thấp thoáng qua lại trước mặt ông, tôi được sinh ra, trở thành con trai ông rồi lớn lên, như thể tôi cũng chỉ là một bóng dáng mờ ảo khác, hiện lên rồi biến mất trong lãnh địa chỉ thắp sáng nhờ nhờ là vùng ý thức của ông.” [4; tr. 39]

Cũng chính việc dùng cách nhìn cô độc để hiểu cha mình mà Paul Auster đã tự tạo ra cho mình cơ hội khám phá ra chấn thương của gia đình và lịch sử để giải thích cho sự lạnh lùng và thờ ơ của cha.

Paul Auster đã thể hiện cho chúng ta thấy những nỗ lực để hiểu cha mình như là một cách đi sâu, đào xới truyền thống của dân tộc Do Thái. Hành trình tìm kiếm, khám phá để thấu hiểu thế giới người cha cũng là cách Paul Auster bảo vệ nguồn gốc, căn cước của mình. Tuy vậy, Paul Auster đã không chỉ dừng lại ở việc lưu giữ, bảo vệ nó.

Hiểu rằng với cha mình, sự cô độc không nhằm mục đích để “khám phá xem mình đang ở đâu” như Thoreau hay là như Jonah “khẩn cầu được giải thoát khỏi bụng của con cá voi” mà là để thoái lui, hay chính là né tránh những nỗi đau, những vết thương của bản thân, Paul Auster đồng thời nhận thức được trách nhiệm phải dấn thân đi cứu cha thoát khỏi sự đóng khép đầy tuyệt vọng của cô độc, cũng là để tái tạo lại mối quan hệ cha – con trai, tạo nên hành trình tìm kiếm căn cước thật sự của mình. Nỗ lực hiểu về cha cũng giúp cho hành trình tái lập lại căn cước của Auster không bị chệch khỏi quỹ đạo truyền thống, đánh rơi bản sắc Do Thái của mình và xây dựng mối quan hệ cha – con trai không rời khỏi nền nóng hay mối dây liên hệ cơ bản.

3.2.1.2. Sau cùng, Paul Auster đã thể hiện khát vọng mãnh liệt của mình nhằm tái tạo lại mối quan hệ với cha bằng chính việc viết tiểu thuyết này. Phải, chỉ đến khi người cha chết đi, đứa con trai mới có thể để cho khát vọng hàn gắn trỗi dậy, đó tưởng như là một khát vọng vô nghĩa. Nhưng với Auster, “sự sống trở thành cái chết, như thể cái chết đã luôn sở hữu sự sống ngay từ đầu. Chết không cảnh báo. Như thể có khẩu lệnh: Đời dừng. Và nó dừng bất cứ khi nào.” [4; tr. 9] Cái chết của người cha chính là dấu hiệu của một sự bắt đầu, sự bắt đầu của một sự sống mới, sự bắt đầu của một khát vọng được tái tạo lại mối quan hệ.

Hành động tái tạo lại mối quan hệ giữa cha – con được bắt đầu từ việc Paul Auster viết phần II của cuốn sách: “Sách của kí ức”. Sau khi nhấn sâu đi tìm chất Do Thái trong cha và trong chính mình, trong phần II này, ông đã chuyển từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, “quyết định tự gọi mình là A” [4; tr. 114]

Trong “Sách của kí ức. Cuốn Một.” có đoạn: “Khi người cha qua đời, anh viết, người con trai trở thành cha của chính con trai mình.” [4; tr. 124] Trong vai trò người cha, A. sẽ có khả năng hàn gắn những nỗi đau, mất mát của mối quan hệ cha – con đầy vết thương kia. Chỉ có thể bằng cách tạo ra ý nghĩa cuộc đời cho đứa con Daniel, Paul Auster mới có thể tái tạo được tất cả: tái tạo lại cuộc đời của cha, của mình, tái tạo lại mối quan hệ cha – con để nó vượt thoát khỏi sự xa cách, khỏi những mặc cảm và ẩn ức dồn nén. Và sự viết đã giúp ông thực hiện được khát khao của mình. Trải qua mười ba cuốn sách của Ký ức, hình ảnh của người cha – người con nhập nhằng lẫn nhau, bù đắp và xoa dịu những vết thương cho nhau.

Khát vọng ấy còn được thể hiện qua hình ảnh Pinocchio cùng cha trong bụng cá voi. Paul Auster đã dành nhiều trang viết về câu chuyện Pinocchio cứu cha mình là Gepetto trong cả phiên bản của Disney lẫn nguyên bản của Collodi và Mussino trong

“Sách của Ký ức. Cuốn Tám.” [4; tr. 205]. Trong phần này, công việc tái tạo lại mối quan hệ cha – con dựa trên sự dung hòa giữa hai yếu tố truyền thống và yếu tố văn hóa Mỹ được thể hiện đậm nét. Nếu phiên bản Pinocchio của Disney là đại diện cho tính Mỹ thì phiên bản của Collodi – Mussino lại mang đậm tính chất Do Thái. Trong vai A., Paul Auster đã chỉ ra những điểm khác biệt của hai phiên bản, đồng thời đánh giá lại những ưu việt từng phiên bản đem lại. Cách so sánh, đánh giá câu chuyện đã hé lộ cách mà Paul sẽ sử dụng để cứu người cha, để tái tạo lại mối quan hệ cha – con của mình.

Trước hết, chỉ ra sự khác nhau giữa hai phiên bản, cho rằng sự ưu việt của bản do Collodi viết “nằm trong sự miễn cưỡng phải để cho động lực ngầm ẩn của câu chuyện lộ ra.” [4; tr.207] Auster dẫn ra chi tiết “trong bản của Disney, Gepetto cầu nguyện có đứa con trai; trong bản của Collodi, ông chỉ đơn giản tạo ra nó” [4; tr. 207], đồng thời đánh giá giá trị mà chi tiết của bản Collodi mang lại, chỉ ra nhiệm vụ của Pinocchio trong suốt cuốn truyện là tự đi tìm mình như một cách để trưởng thành. Điều này chỉ ra nhận thức của Paul Auster trong việc trưởng thành: đòi hỏi sự dấn thân đi tìm chính mình trong hình hài, cốt lõi mà người cha đã đem lại. Trong hành trình đi tìm ấy, người con còn cần phải có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ vậy thôi chưa đủ, Auster tiếp tục chỉ ra sự quan trọng của tài trí trong công cuộc cứu cha để trưởng thành thông qua “tập đào thoát khỏi bụng con

Cá mập hung bạo” [4; tr. 208] ở bản của Disney. Như vậy, để hàn gắn và tái tạo mối quan hệ cha – con, có hai phẩm chất cần phải có, đó là lòng dũng cảm và sự mưu trí. Lòng dũng cảm của của phẩm tính Do Thái cùng với tài trí của tính Mỹ sẽ giúp người con đi tìm được bản thân trong những thử thách của cuộc đời cũng như cứu người cha, mở ra lối thoát cho cha mình để sợi dây liên hệ cha – con mãi luôn bền chặt. Hình ảnh Pinnochio cứu cha vì thế đã trở thành hình ảnh được A. lặp đi lặp lại trong những cuốn sách của ký ức như một lời nhắc nhở về sự trưởng thành của bản thân trong hành trình đi kiếm tìm và tạo nên người cha từ những đau thương và mất mát của cuộc đời.

3.2.1.3. Tóm lại, sự tái tạo mối quan hệ cha – con trai trong tiểu thuyết được thể hiện qua thái độ nước đôi của đứa con về chính mối quan hệ

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học cơ chế hình thành cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết “Khởi sinh của cô độc” (Paul Auster) (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w