Sự khủng hoảng căn cước trong môi trường đa văn hóa

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học cơ chế hình thành cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết “Khởi sinh của cô độc” (Paul Auster) (Trang 43 - 49)

6 Marianne Hirch dùng thuật ngữ này cho thế hệ thứ hai sau những chấn thương của sự kiện Holocaust Ở đây, chúng tôi mượn thuật ngữ này để chỉ các thế hệ sau sự kiện di dân, vụ án tạo nên chấn thương nhà

3.1. Sự khủng hoảng căn cước trong môi trường đa văn hóa

3.1.1. Khi bàn về tôn giáo, S.Freud trong cuốn sách “Tương lai của một ảo tưởng”(The future of illusion) [8] đã chỉ ra nguồn gốc của tôn giáo xuất phát từ mặc cảm Oedipus, khởi nguồn của những nỗi sợ hãi vô hình. Nỗi sợ hãi ấy được bắt đầu trong cuộc đời con người thông qua hình thái cấu trúc gia đình. Sự khát khao hình bóng của người cha phát triển thành một biểu tượng đại diện cho sức mạnh, niềm tin và cả khát vọng, đó là God.7 Freud nhìn ra trong bóng hình của God có sự khao khát của tâm lí con trẻ đối với người cha. Và ông cũng chỉ ra rằng mỗi tôn giáo đều tìm ra được một God của riêng mình.

Do Thái giáo là tôn giáo độc thần, tôn giáo này xây dựng trên nền tảng mối quan hệ giao ước giữa “con cái Israel” và God. Hình ảnh God được xem như là đại diện của đấng tối cao thiêng liêng. God trở thành hình ảnh phóng dụ của người cha trong gia đình, là hình ảnh phản chiếu của những nỗ lực và khao khát của người con trai luôn mang trong mình mặc cảm tội lỗi giết cha, lấy mẹ.

Mối quan hệ cha – con trai trong truyền thống Do Thái không chỉ là sự gắn kết một cách cơ bản của một mối quan hệ gia đình bình thường. Bản chất của nó thực ra là mối quan hệ giữa con người đối với những niềm tin, khát vọng, lý tưởng mà bản thân luôn kiếm tìm như một sự bấu víu. Nó cũng thể hiện mối dây liên kết của con người đối với căn cước, nguồn cội của mình xuất phát từ quan niệm về sứ mệnh duy trì giống nòi của người đàn ông. Vì thế, mối quan hệ giữa cha và con trai còn là quan hệ thù địch, cạnh tranh sức mạnh giữa hai kẻ mang trong mình trách nhiệm trụ cột và sản sinh.

Mối quan hệ cha – con trai theo truyền thống Do Thái được xây dựng từ những khát vọng song vẫn luôn hàm chứa sự hiềm khích không thể tránh khỏi. Trong cấu trúc gia đình Do Thái, người cha có một quyền lực mạnh mẽ, trấn áp người con trai. Sự tuân 7 God: S.Freud phân tích và nhìn nhận vấn đề tôn giáo thông qua đạo Kito của người da trắng. Do vậy, hình ảnh đại diện cao nhất cho lý tưởng và niềm tin nói chung ở đây là God.

thủ nghiêm ngặt của đứa con như một nỗi sợ hãi cần được bảo vệ cũng làm nảy sinh tính gia trưởng của ông bố. Nhưng chính sự siết chặt trong áp chế quyền lực của cha lên con trai đã khiến nảy sinh sự bùng nổ, chống đối cùng những biểu hiện của những mâu thuẫn.

Qua việc tìm hiểu và phân tích bản chất mối quan hệ cha – con trai trong truyền thống gia đình Do Thái, ta thấy được hai vấn đề nổi bật, đó là:

- Mối quan hệ cha – con trai Do Thái là mối quan hệ đại diện cho những khát vọng, niềm tin, lý tưởng trong sâu thẳm con người. Đồng thời, nó là sợi dây kết nối con người với cội nguồn, với căn cước và bản sắc tự nhiên của mình. Từ đây, ta nhận ra sự khủng hoảng trong căn cước có liên hệ chặt chẽ với sự khủng hoảng trong mối quan hệ cha – con trai trong gia đình Do Thái.

- Mối quan hệ cha – con trai Do Thái luôn tồn tại trong trạng thái căng thẳng và hiềm khích, người cha luôn thể hiện tính gia trưởng và hà khắc của mình. Điều này được xem như là một cách thức duy trì khát khao cũng như mối liên hệ với căn cước của mình.

Như vậy, căn cước truyền thống của nhân vật “tôi” chắc chắn sẽ chỉ được nhận ra qua sự phân tích và làm rõ mối quan hệ cha – con trai trong tác phẩm “Khởi sinh của cô độc” Sự duy trì mối quan hệ cha – con trai theo truyền thống Do Thái chính là một khẳng định của sự tồn tại những căn cước Do Thái trên mảnh đất Mỹ.

Từ đây, chúng tôi sẽ đi vào phân tích tác phẩm để thấy được những đặc điểm truyền thống mối quan hệ cha – con trai trong nhà Auster đã được duy trì như thế nào để bản sắc, căn cước của cái “tôi” tiếp tục được tồn tại trong môi trường mới.

3.1.2. “Một trải nghiệm thần bí xảy ra hoặc là khi những phức cảm ấu thơ bị áp chế tái sinh bởi một ấn tượng nào đó, hoặc là khi các tín ngưỡng nguyên thủy mà chúng ta đã phủ nhận một lần nữa được khẳng định.” [4; tr. 235]

Nhận định này của Freud được “tôi” dẫn ra trong vai của A. đã chỉ ra sự tái hiện của những vết thương có liên quan tới những phức cảm hay những nỗi ám ảnh trong quá khứ. Phức cảm thơ ấu được hình thành thông qua sự nhận thức và va chạm các mối quan hệ trong gia đình. Đặc biệt trong tiểu thuyết của mình, Paul Auster luôn lần theo mối liên

hệ giữa mình và cha. Và theo dòng liên hệ ấy, Auster tìm ra căn cước truyền thống của mình luôn được bảo toàn vẹn nguyên.

Trong “Khởi sinh của cô độc”, mối quan hệ cha – con trai trong nhà Auster được di truyền qua các thế hệ với những đặc trưng trong cấu trúc của nó. Mối quan hệ này dưới con mắt nhìn của Paul Auster luôn rất bền chặt. Dù cho cả Sam Auster, cả Paul Auster rồi sau này là cả Daniel Auster đều phải chịu sự vắng bóng của người cha, được nuôi dạy bởi người mẹ thì mối liên hệ giữa họ vẫn cháy sáng một cách kì lạ. Với Samuel Auster, những ẩn ức khao khát về người cha bị giết chết mạnh mẽ được dồn đúc qua cách nhân vật này lựa chọn cho riêng mình thế giới cô độc và dùng đứng trong thế giới đó nhìn về những đứa con. Với “tôi”, sau cái chết của người cha, một lực thúc đẩy nào đó đã đưa anh truy tìm những mẩu ký ức về cha để thấu hiểu, để khám phá cuộc sống, con người ông. Sau đó, anh cảm thấy ước muốn được gắn kết và hàn gắn lại mối quan hệ với cha và cả người con trai Daniel của mình.

Những động lực ở giữa thúc đẩy mối quan hệ cha – con trai ấy chính là tiếng nói của những khát vọng về cội nguồn, bản sắc cũng như là tiếng nói của sự sợ hãi, sự bất ổn, không nơi bấu víu. Sự “vô hình” của người cha khiến những người đàn ông họ Auster luôn cảm giác thiếu hụt, mất phương hướng, cô đơn và mất niềm tin. Lựa chọn nói về những ký ức có bóng hình người cha cũng như khao khát, trăn trở về mối quan hệ cha con trong “tôi” chính là sự thể hiện của cảm giác bất ổn, không định hướng về bản sắc, căn cước của Paul Auster. Ẩn sau cảm giác kết nối mãnh liệt của mối quan hệ cha và con trai trong Paul Auster là những nỗi lo âu, những niềm khắc khoải về một phần của căn cước bên trong bản thể của mình.

Cảm giác xa cách giữa cha – con trai trong các thế hệ gia đình nhà Auster đã cho thấy sự bùng nổ của những chấn thương nguyên thủy mang tính Do Thái khi đứng trước sự thay đổi của môi trường văn hóa. Paul Auster đã mượn hình ảnh về sự xa lạ trong mối liên kết cha – con trai, xu hướng khép mình trong cô độc của người cha để nói đến cảm giác bất an và sợ hãi khi khi mất đi sự gắn kết với căn cước, khi căn cước của bản thân đứng trước nguy cơ bị chặt đứt và mất dấu vết. Auster đã duy trì bản chất truyền thống Do Thái trong mối quan hệ cha – con trai bằng chính cách lựa chọn nói về nó, đưa nó trở

thành một mạch dài xuyên suốt cũng chính là cách ông đặt ra những trăn trở về căn cước trong môi trường nước Mỹ và từ đó, mở ra con đường dò tìm, xác lập lại chính bản sắc, căn cước của mình.

3.1.3. Về tính chất hiềm khích và thù địch trong mối quan hệ cha – con trai của gia đình Do Thái, ta có thể bắt gặp trong nhiều sáng tác của các nhà văn gốc Do Thái. Điển hình trong các tác phẩm văn chương của nhà văn Do Thái Franz Kafka, mối quan hệ căng thẳng cha – con trai đã trở thành một trong những vấn đề trở đi trở lại. Mối hiềm khích giữa cha và con trai do sự áp đặt, tính gia trưởng và hoàn cảnh bắt buộc phải tuân theo trở thành một nỗi ám ảnh khôn nguôi trong từng trang văn. Hiển nhiên, mối quan hệ giữa Paul Auster và cha không thể diễn đạt bằng từ “hiềm khích” do thời đại và môi trường sống của ông khác hẳn với Kafka. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn mang đậm bản chất Do Thái, chưa bao giờ là sự thuận hòa.

Trong “Người cha Do Thái: quá khứ và hiện tại” ( The Jewish father: Past and Present) [20], Chaim. I. Waxman đã nhắc đến bổn phận của người cha Do Thái đươc quy định trong sách “Babyloian Talmud”, đó là phải trở thành một người thầy giáo đầu tiên của con mình. [20 ; tr.60] Theo đó, người thầy này phải dạy cho con một nghề nghiệp để đảm bảo rằng nó sẽ không trở thành một kẻ cắp [20 ;tr.60] Để làm được điều này, người cha Do Thái cũng phải xây dựng cho mình một nghề nghiệp ổn định và một nền tài chính vững chắc cho gia đình. Sam Auster đã duy trì chất Do Thái này trong cái cách ông thực hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình và đứa con trai.

Trước hết, giữ khoảng cách với những đứa con không có nghĩa là Sam từ bỏ trách nhiệm làm cha với gia đình. Qua lời kể của “tôi” về cha, có thể thấy rõ ràng hình ảnh của một người luôn nỗ lực làm việc không ngừng để duy trì tình hình tài chính ổn định. Mặc dù điều này có thể liên quan trực tiếp đến những ám ảnh về vấn đề tài chính như là một trong những khó khăn của thế hệ trước, thế hệ di dân trên đất Mỹ để lại thì nó vẫn thể hiện được tính chất Do Thái ăn sâu trong con người Sam.

Sam Auster ý thức được sự gánh vác trách nhiệm trang trải kinh tế với tư cách người chủ gia đình bên cạnh việc xoa dịu những ẩn ức về sự khánh kiệt của cha mẹ mình

trong quá khứ. Paul Auster đã đề cập đến cách cha mình ăn mặc như một cách thể hiện cho sự cô độc:

“như thể bị lạc hậu khỏi thời đại đến hai mươi lần…Cho dù cha có sẵn tiền, đủ để trả cho bất cứ thứ gì cha muốn, cha vẫn trông như một kẻ nghèo nàn, một kẻ quê mùa cục mịch vừa từ dưới ruộng chui lên…Trong những năm cuối đời, điều này có thay đổi chút ít. Việc trở lại là kẻ độc thân có lẽ đã khiến cha choáng váng: cha nhận ra rằng phải chỉnh đốn lại bản thân sao cho tươm tất nếu muốn có một cuộc sống xã hội.” [4; tr 91-92]

Chi tiết này đã chỉ ra sự tận tụy trong việc thực hiện nghĩa vụ và bổn phận của Sam trong gia đình. Sự tiết kiệm không chỉ để giải quyết nỗi sợ hãi về tình trạng nghèo túng mà còn như một cách bảo vệ gia đình của mình. Nhiều năm sống trong tình trạng bản thân luôn tiết kiệm và không có được một cuộc sống xã hội, Sam Auster có lẽ đã cố gắng để duy trì, trang trải kinh tế cho gia đình mình nhằm tránh khỏi những điều trắc trở, những xâm phạm của cuộc đời như cái cách ông sử dụng tiền bạc để tự vệ trước những nguy hiểm có thể xảy đến.

Sam Auster cũng thực hiện bổn phận của mình qua thái độ đối với lựa chọn nghề nghiệp của con trai: “Ông cũng chẳng hiểu nổi tại sao một nam thanh niên với hai tấm bằng từ đại học Columbian lại nhận công việc làm một thủy thủ tầm thường trên con tàu chở dầu ở vùng Gulf tại Mexico, và rồi, chẳng cần nguyên do lý lẽ, bỏ tới Paris và bỏ ra bốn năm sống cái đời mài bút nuôi thân.” [4; tr. 99] Đối với Sam Auster, những công việc đó sẽ chẳng thể nào giúp con trai mình kiếm sống nuôi gia đình, gánh vác trách nhiệm người cha như một quy ước trong gia đình Do Thái. Thực tế, Paul Auster cũng đã không thể làm tốt ở phương diện tài chính. Bởi sau cái chết của người cha, Auster phải nhờ cậy đến khoản tiền thừa kế và thoát khỏi cuộc sống khó khăn, nuôi dưỡng cho công việc viết văn.

Tính độc đoán, bảo thủ của người cha ảnh hưởng tới con trai không chỉ thông qua sự áp chế trực tiếp lên đứa con đó mà còn thông qua sự thống trị với toàn bộ gia đình. Trong tiểu thuyết, ta thấy được điều này được thể hiện rõ trong cách Sam Auster đối xử với đứa con gái. Khi cô con gái mỏng manh, yếu đuối ra đời, Sam không từ chối bất kì

một sự đòi hỏi được chiều chuộng nào của cô. Song, qua cái nhìn của đứa con trai, điều đó hàm chứa một điều không tốt lành chút nào:

“Nhưng ẩn dưới sự chiều chuộng ấy là một thông điệp không hiện hình là em sẽ chẳng bao giờ có thể làm được điều gì cho bản thân mình. Em chẳng phải là một con người đối với cha, mà là một thiên thần, và bởi vì em chẳng bao giờ đòi được hành động như một cá thể độc lập, em sẽ chẳng bao giờ trở thành như vậy.” [4; tr.41]

Trong mắt người cha Sam Auster, con gái không có quyền và bổn phận để đứng độc lập ngoài xã hội. Đặc điểm này có liên quan đến quan niệm về cách dạy con của người cha trong truyền thống Do Thái: “ người cha được yêu cầu phải che chở cho con gái của ông ta và cung cấp cho cô ấy những điều cần thiết để kết hôn” [20; tr. 60] Qua đó, ta có thể thấy, bên cạnh việc dạy và hướng cho Paul Auster là đứa con trai được hoạt động nghề nghiệp ngoài xã hội, Sam vẫn duy trì sức ảnh hưởng của mình như một người cha Do Thái mạnh mẽ bảo vệ cho đứa con gái bé nhỏ. Tuy nhiên, trước những chuyển biến của thời đại, sự kiên quyết ấy biến thành một thứ bảo thủ có sức mạnh giết chết một con người với tư cách một cá thể độc lập.

Đứa con gái bắt đầu phải tìm đến các phương pháp trị liệu tâm lí từ khi mới ở tuổi lên năm. Ngay trong quan điểm chữa trị cho con, người cha cũng để lộ những cứng nhắc của bản thân. Thực tế đứa con phải trải qua nhiều lần khủng hoảng tinh thần vẫn không khiến người cha nghĩ đó là việc nghiêm trọng, “vẫn tiếp tục tin rằng em chẳng gặp vấn đề gì cả” [4; tr. 42] Thậm chí, khi buộc phải nhờ cậy đến các phương pháp chữa trị tâm thần cho đứa con, Sam vẫn tự tin rằng căn bệnh “như một vấn đề sinh học, thứ bệnh mà bạn có thể chữa trị y như chữa cúm vậy.” [4; tr. 43] Niềm tin đó cho thấy sự chối từ thực tế đang diễn ra, người cha thực sự chỉ tin vào những điều hằng tâm niệm như niềm tin vĩnh hằng vào Chúa. Cách ứng xử và lối suy nghĩ ấy đã ám lên toàn bộ gia đình, khiến đứa con trai nhìn vào và cảm nhận được những xung lực căng thẳng ấy, hứng trọn toàn bộ sự cứng nhắc và bảo thủ của cha.

Qua sự phân tích tính chất hà khắc, gia trưởng của Sam Auster trong việc duy trì cấu trúc gia đình Do Thái truyền thống, ta nhận ra đó cũng chính là biểu hiện của sự đề

kháng trước những cuộc xâm nhập đến từ các yếu tố văn hóa đa dạng trong môi trường nước Mỹ. Giống như thế giới cô độc mà Sam Auster dựng lên để tránh không nhìn vào kẻ khác và để kẻ khác không nhìn vào mình, việc xây dựng một gia đình Do Thái với cấu trúc chặt chẽ như một hành động tự vệ, tạo nên rào chắn văn hóa vững chắc để tránh phải đối mặt với những hi sinh và đánh mất bản sắc từ sự xung đột căn cước.

3.1.4. Tóm lại, trong tác phẩm, sự khủng hoảng căn cước trong môi trường văn hóa Mỹ được biểu hiện qua chính sự duy trì mối quan hệ cha – con trai Do

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm chuyên ngành văn học cơ chế hình thành cái “tôi” chấn thương trong tiểu thuyết “Khởi sinh của cô độc” (Paul Auster) (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w