Huy động các nguồn vốn trong nướ c

Một phần của tài liệu huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 92)

Từ năm 2001 đến năm 2013, Bắc Giang tập trung chủ yếu huy động các nguồn vốn trong nước bao gồm: vốn nhà nước (NSNN & TPCP, vốn vay ưu

đãi); vốn tư nhân.

2.3.3.1. Huy động t ngun vn đầu tư ca Nhà nước

* Nguồn vốn NSNN phân bổ

Có thể nói giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2013 vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn là nguồn NSNN chủ yếu chiếm 34,6% tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng GTĐB, trong đó chủ yếu là nguồn NSĐP chiếm tới 52,24% vốn NSNN phân bổ

cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ và chiếm khoảng trên 20% NSĐP phân bổ đầu tư cho các ngành. Trong bối cảnh quy mô NSĐP còn hạn hẹp, thu không đủ chi. Hàng năm phải nhận trợ cấp từ NSTW trên 60% nhu cầu chi, việc bố trí nguồn NSĐP cho đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ

như vậy là một cố gắng lớn của tỉnh Bắc Giang (xem bảng 2.12). Bng 2.12. Kết qu phân b vn ca NSNN Đơn vị tính: Tỷđồng 2001-2013 TT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ trọng (%) NSNN 2.286,100 100 1 NSĐP 1,194,252 52,24% 2 NSTW 1.091,836 47,76%

Để có thể bố trí được nguồn NSĐP cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ thời gian qua giải pháp chủ yếu mà Bắc Giang thực hiện là tăng thu, giảm chi, tiết kiệm chi tiêu ngân sách, phân bổ hợp lý nguồn ngân sách cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ. Cụ thể:

Thứ nhất, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy SXKD phát triển theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Đây là biện pháp căn bản, lâu dài để tăng quy mô của ngân sách. Bởi lẽ, sự gia tăng nguồn thu của ngân sách chỉ có thể dựa trên cơ sở một nền sản xuất phát triển đạt hiệu quả. Việc tháo gỡ

khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được thực hiện bằng cách thực hiện ưu đãi, miễn, giảm thuế, ưu đãi, tiền thuê đất, tổ chức

đối thoại với danh nghiệp tìm hiểu khó khăn để tìm cách tháo gỡ…

Thứ hai, đi đôi với việc khó khăn về vốn, về hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Tổng cục thuế, Cục thuế Bắc Giang phối hợp các cơ quan hữu quan trong tỉnh rà soát lại các khoản thu có thể huy động được theo quy định, nhằm tăng thu cho NSNN, nhất là nguồn thu từ đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, phí, lệ phí. Đồng thời thực hiện các biện pháp chống gian lận thương mại, làm hàng giả, hàng nhái, trốn tránh thuế, thường xuyên tổ chức đối thoại, tư vấn chính sách thuế đối với doanh nghiệp.

Thứ ba, triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác thu phí giao thông đường bộ trên địa bàn, nhằm bổ sung vốn cho đầu tư phát triển giao thông

đường bộ.

Thứ tư, trong những năm qua, Bắc Giang đã mạnh dạn đẩy mạnh phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp huyện và cấp xã bằng việc ban hành Nghị quyết số 30/2010/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh về phân cấp ngân sách các cấp chính quyền địa phương giai

đoạn 2010-2015. Tinh thần chung của Nghị quyết là mở rộng phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp huyện, cấp xã, nâng cao tính chủ động trong quản lý, khai thác nguồn thu tại chỗ, tăng trách nhiệm trong quản lý

chi. Nhờ vậy, cùng với các biện pháp khác thu NSĐP nói chung hàng năm cũng

đạt và vượt kế hoạch đặt ra.

Trong 5 năm (2005 - 2010) thu NSNN trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước. Số thu NS tăng bình quân 28,2%/ năm, năm 2010 đạt 2.454 tỷđồng. Thu NS nội địa năm 2010 đạt 2.265 tỷ đồng (không tính khoản thu từ việc đấu giá QSDĐ 941 tỷđồng), tăng bình quân 25,9%/năm, gấp hơn 3 lần so với năm 2005. Thu NSNN trên địa bàn năm 2013 đạt 3.098,4 tỷ đồng; thu nội địa đạt 2.527 tỷ đồng, gấp 1,1 lần năm 2010, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2013 đạt 18%/năm.

Thứ năm, tập trung các biện pháp khai thác các khoản thu từ quỹ đất đai nhằm góp phần tăng quy mô thu của NSĐP.

Có thể nói, thời gian qua, cùng với việc thực hiện chính sách về đất đai của Nhà nước, Bắc Giang đã có những cải tiến trong việc giao đất, cho thuê đất có thu tiền, đồng thời xây dựng cơ chế khuyến khích các huyện, các xã tăng thu cho ngân sách từ quỹđất bằng cách quy định tỉ lệđiều tiết ngân sách các cấp từ

nguồn thu tiền sử dụng đất theo tinh thần Nghị quyết số 29/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh. Nhờ vậy số thu từ quỹ đất cho NSĐP năm sau tăng hơn năm trước góp phần bổ sung cho vốn đầu tư phát triển hệ thống GTĐB trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu, rà soát chấn chỉnh công tác quy hoạch KCHT giao thông đường bộ và lên danh mục các dự án đầu tư kết hợp với các tổ chức triển khai thực hiện

đầu tư xây dựng giao thông đường bộ thuộc các dự án chương trình mục tiêu quốc gia như dự án xây dựng GTNT, chương trình 135… nhằm giảm bớt kinh phí đầu tư của NSĐP.

Tóm lại, để có thể phẩn bổ nguồn vốn đầu tư của NSĐP cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ thời gian qua, Bắc Giang chú trọng nhiều đến biện pháp tăng thu cho NSĐP dưới mọi phương thức, đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực đất đai và sự phối hợp các nguồn vốn.

Đi đôi với các biện pháp tăng quy mô của ngân sách, công tác tiết kiệm chi ngân sách giành một phần ngân sách cho đầu tư phát triển KCHT nói chung,

KCHT giao thông đường bộ nói riêng, bước đầu tỉnh Bắc Giang đã có sự quan tâm nhất định. Tinh thần chung quản lý ngân sách theo yêu cầu tiết kiệm chống lãng phí được UBND tỉnh đề ra là: Thực hiện nghiêm các quy định của Luật NSNN trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí NSNN. Thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ vềđiều hành kinh tế xã hội và NSNN. Tổng kết, đánh giá, hoàn thiện đưa vào vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc nhằm hiện đại hoá công tác quản lý, tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý, qua đó nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí NSNN phải

đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung, đối tượng và thời gian theo quy định, đảm bảo công bằng công khai, minh bạch. Việc lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí NSNN phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và theo đúng quy định của pháp luật về NSNN.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí NSNN chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc quyết toán NSNN của đơn vị mình, cấp mình và có trách nhiệm thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí NSNN đối với cơ quan, đơn vị trực thuộc theo đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc quyết toán chi NSNN không có khối lượng, không đúng thủ tục, sai nội dung, đối tượng; phát hiện và xử lý kịp thời trường hợp lập quỹ trái phép. Chi NSNN phải thật sự tiết kiệm, có hiệu quả trên cơ sở dự toán được giao, hạn chế

tối đa tình trạng chi chuyển nguồn và bổ sung dự toán nhiều lần trong năm. Tăng cường công tác quản lý thu NSNN, chống thất thu, quyết liệt thu hồi thuế nợ đọng, nhất là các khoản thu liên quan đến đất đai, tài nguyên, hàng hóa nhập khẩu, chuyển giá. Phấn đấu tăng thu NSNN đảm bảo cân đối NSNN đểưu tiên cho các khoản chi thực hiện các chính sách an sinh, xã hội và trả nợ. Quản lý chặt chẽ các quỹ tài chính ngoài NSNN, đồng thời tạo hành lang pháp lý để tăng thu cho quỹ, đảm bảo cân đối thu - chi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Việc mua sắm phải đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, tiêu chuẩn theo qui định của nhà nước, mua sắm phải thiết thực, hiệu quả.

Thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi tổ

chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, ký kết thi đua, tiếp khách…; hạn chế tối đa các đoàn đi học tập, khảo sát, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài bằng tiền ngân sách; tổ chức các chương trình thanh tra, kiểm tra, các đoàn công tác từ cấp trên xuống cấp dưới, đảm bảo gọn nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức không được sử dụng kinh phí NSNN để chi quà biếu, quà tặng không đúng chếđộ qui định.

Rà soát các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tập trung bố trí NSNN cho những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm cần ưu tiên đã được cấp có thẩm quyền tuyển chọn và phê duyệt (trừ những nhiệm vụ khoa học và công nghệ

phải giao trực tiếp). Thực hiện cơ chế đấu thầu tuyển chọn cơ quan, đơn vị, tổ

chức, cá nhân thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Rà soát, bảo đảm các điều kiện để thực hiện các chương trình mục tiêu theo đúng tiến độ qui định và có hiệu quả; tổ chức lồng ghép các chương trình có cùng tính chất, thực hiện trên cùng địa bàn; giảm chi phí quản lý chương trình, chi phí trung gian, tập trung kinh phí chương trình cho các đối tượng được thụ

hưởng theo qui định.

Thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự

nghiệp công lập theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ

quan, đơn vị gắn với cơ chếđặt hàng và giao nhiệm vụ cụ thể, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp theo Kết luận số 37-TB/TW ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị.

Công tác điều hành chi ngân sách phải bám sát dự toán được HĐND thông qua, chủđộng dự phòng ngân sách đểđảm bảo đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ cấp bách.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực thể hiện sự cố gắng của địa phương, song phải thấy rằng nếu trong huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông

đường bộ quá coi trọng nguồn NSĐP về lâu dài là không có lợi, không phát huy

được tác dụng tích cực của các nguồn khác.

* Huy động nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn TPCP

Hiện nay theo quy định của Luật NSNN năm 2002. các địa phương cấp tỉnh được phép huy động vốn đầu tư phát triển KCHT nói chung và KCHT giao thông đường bộ nói riêng bằng việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, song phải dùng NSĐP để trả nợ cả gốc lẫn lãi khi trái phiếu địa phương hết kỳ hạn. Qua thực tế ngoại trừ Hà nội và thành phố HCM, hầu như cho đến nay chưa có tỉnh nào thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương chủ

yếu trông chờ vào việc phân bổ TPCP do Bộ tài chính phát hành.

Bắc Giang cũng nằm trong tình trạng như hầu hết các tỉnh bạn, kể từ năm 2001 đến nay Bắc Giang chưa tiến hành được đợt phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nào huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống GTĐB trên địa bàn tỉnh. Có nhiều nguyên nhân, Bắc Giang cũng như các tỉnh bạn chưa mặn mà

đối với việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Cụ thể:

- NSĐP không đủ khả năng để có thể trả nợ khi trái phiếu đến hạn phải thanh toán.

- Các công trình GTĐB là một loại hàng hóa công khả năng thu hồi vốn chậm, thậm chí ít có khả năng thu hồi vốn.

- Không có đầy đủ các điều kiện phát hành theo quy định của Bộ tài chính tại Thông tư 81/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính. Thời gian qua, Bắc Giang chủ

yếu dựa vào sự phân bổ TPCP của Bộ Tài chính.

Căn cứ để có thể phân bổ vốn TPCP là phải bảo đảm các quy định về sử

dụng TPCP như: phải có danh mục các dự án sử dụng TPCP trong năm kế hoạch

được phê chuẩn, phải có kế hoạch phân bổ chi tiết vốn TPCP đến các dự án cụ thể

khi được Chính phủ phân bổ; đồng thời phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát, tình hình sử dụng vốn TPCP ở các dự án… Nắm bắt được những đòi hỏi đó, thời gian

qua, dưới sự chỉđạo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành trong tỉnh Bắc Giang đã kịp thời rà soát các dự án do mình phụ trách, tính toán lại nhu cầu vốn để có cơ sở

làm việc với các cơ qua Trung ương, tranh thủ sựủng hộ trong việc phân bổ vốn TPCP cho địa phương. Nhờ vậy từ năm 2006 đến năm 2013, Bắc Giang đã được Trung ương quan tâm đến vấn đề phân bổ TPCP cho địa phương phục vụđầu tư

phát triển GTĐB trên địa bàn. Cụ thể: giai đoạn 2006-2010, vốn TPCP phân bổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho Bắc Giang là 364,300 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2013 là 1.170,800 tỷ, tổng cộng từ năm 2006 đến năm 2013 là 1.535,100 tỷ đồng bằng 23,21 % góp một phần quan trọng cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ của tỉnh.

* Huy động vốn đầu tư phát triển từ các tổ chức tài chính trung gian của nhà nước.

Một trong các tổ chức tài chính trung gian của Nhà nước là Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. Theo quy định, quỹđầu tư phát triển, có nhiệm vụ cho vay ưu

đãi đối với các dự án phát triển giao thông. Tuy nhiên, để có thểđược vay ưu đãi phải thỏa mản những điều kiện do Quỹ quy định như: dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn để trả nợ; đảm bảo đầy đủ các hồ sơ xin vay… Nắm rõ các điều kiện cho vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợđầu tư phát triển, thời gian qua, các chủ dự án đầu tư phát triển đã có nhiều cố gắng làm đầy đủ các yêu cầu thủ tục theo yêu cầu của Quỹ hỗ trợ đầu tư như rà soát, cân nhắc, tính toán các dự án có khả năng thu hồi vốn đặc biệt chú trọng đến các dự án, xây dựng ở khu vực đông dân cư, khả

năng thu hồi vốn thông qua hoạt động thu phí đường bộ... Nhờ những cố gắng

đó, cùng với sự hỗ trợ của Chính quyền, việc vay vốn ưu đãi từ chi nhánh Quỹở

Bắc Giang đã đạt được kết quả nhất định. Từ năm 2001 đến năm 2013 tổng số

tiền huy động thông qua phương thức vay từ Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển là 645,881 tỷ đồng bằng 9,77% tổng số vốn huy động cho đầu tư xây dựng hệ

thống KCHT GTĐB.

Nhận rõ tác dụng tích cực của Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, HĐND tỉnh Bắc Giang đã có Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 11/12/2013 thông qua đề án thành lập “Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Giang”. Sau khi được HĐND tỉnh thông qua đề án, UBND tỉnh đã có QĐ số 95/QĐ-UBND ngày 04/3/2014 về

việc thành lập Quĩ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Giang. Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bắc Giang là một tổ chức tài chính nhà nước của tỉnh Bắc Giang, hoạt động theo mô hình ngân hàng chính sách, thực hiện nguyên tắc tự chủ tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Quỹđầu tư phát triển tỉnh Bắc Giang có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài

Một phần của tài liệu huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 92)