KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 135 - 136)

354 98, 36 1,7 Xét theo tỉ lệ % các cảm xúc: Thông qua các tình huống cho thấy tỉ lệ sinh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN

1.KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1.1. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm là sự vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm và hiểu biết của mình để nhận diện, kiểm sốt, điều khiển, sử dụng những rung động của bản thân khi có những kích thích nhằm đạt được những mục đích do mình đề ra trong học tập và trong cuộc sống. Các kỹ năng nền tảng của kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân là kỹ năng nhận diện, kiểm

soát, điều khiển và sử dụng những cảm xúc nền tảng vào trong tình huống cụ thể

có hiệu quả.

1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm đạt mức trung bình và trên trung bình. Biểu hiện ở 4 kỹ năng: nhận diện, kiểm soát, điều khiển và sử dụng đều nằm ở mức độ trung bình và trên trung bình. Trong đó, kỹ năng nhận dạng cảm xúc nền tảng có phần tốt hơn các kỹ năng cịn lại. Điều này khơng chỉ được thể hiện qua điểm số của thang đáng giá mà còn thể hiện qua đa số sinh viên được khảo sát có mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân ở mức trung bình và trên trung bình.

1.3. Có nhiều yếu tố tác động tới kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm như yếu tố khí chất, giới tính, trường học năm học, năng lực học tập, khách thể giao tiếp, sức khỏe của sinh viên và môi trường tập thể trong trường. Cụ thể, sinh viên có khí chất hướng ngoại có kỹ năng nhận dạng cảm xúc tốt hơn sinh viên hướng nội, sinh viên hướng nội kiểm soát cảm xúc tốt hơn; sinh viên nữ quản lý cảm xúc tốt hơn sinh viên nam, sinh viên năm thứ 3 quản lý cảm xúc tốt hơn sinh viên năm thứ nhất, sinh viên của trường Đại học Sư phạm Nghệ Thuật Trung ương có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt hơn sinh viên của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bên cạnh đó khi tự đánh giá sinh viên cho rằng năng lực học tập là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân, tiếp theo đó là yếu tố khách thể giao tiếp, sau đó là

mơi trường tập thể và sức khỏe bản thân của sinh viên. Ngoài ra các yếu tố khác như năng lưc học tập, khách thể giao tiếp cá nhân ảnh hưởng lớn đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên.

1.4. Sinh viên sư phạm có nhu cầu cao được rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân. Kết quả biện pháp tác động sư phạm bằng cách tổ chức các buổi rèn luyện về các kỹ năng nhận dạng cảm xúc nền tảng, kỹ năng kiểm soát, kỹ năng điều khiển và kỹ năng sử dụng cảm xúc cho sinh, cho thấy các kỹ năng của sinh viên được tham gia rèn luyện có sự thay đổi rõ rệt.

1.5. Hai chân dung tâm lý đại diện khắc họa bức tranh chung về sinh viên sư phạm từ khi tham gia khảo sát cho tới khi thực nghiệm. Đây là kết quả khẳng định kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm có sự thay đổi.

Với kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi khẳng định kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết đã nêu trong luận án và các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết.

2. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 135 - 136)