Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân qua tự đánh giá của sinh viên sư phạm.

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 122 - 124)

354 98, 36 1,7 Xét theo tỉ lệ % các cảm xúc: Thông qua các tình huống cho thấy tỉ lệ sinh

3.2.5. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân qua tự đánh giá của sinh viên sư phạm.

đánh giá của sinh viên sư phạm.

Bảng 3.18. Các yếu tố sinh viên tự đánh giá ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm

Các yếu tố ĐTB Khơng bao giờ Rất ít Thỉnh thoảng Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng N % N % N % N % N % Khách thể giao tiếp 3,82 13 3.6 56 15.6 117 32.5 145 40.3 29 8.1 Năng lực học tập của sinh viên 3,92 7 1.9 30 8.3 76 21.1 174 48.3 73 20.3 Sức khỏe bản thân của sinh viên 3,61 7 1.9 30 8.3 79 21.9 133 36.9 111 30.8 Môi trường của tập thể lớp của sinh viên 3,80 9 2.5 26 7.2 76 21.1 167 46.4 82 22.8

Ở bảng 3.18 cho thấy: Nếu xét theo điểm trung bình thì yếu tố “năng lực học

tập của sinh viên” (ĐTB=3,92) ảnh hướng nhiều nhất. Đây là yếu tố có sự ảnh

hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của sinh. Lý giải điều này sinh viên H.K.H cho rằng: “Nhiệm vụ chính của sinh viên là học tập và nghiên cứu. Do đó, kết quả học

tập là một phần đánh giá năng lực của sinh viên. Khi kết quả cao như mong đợi, sinh viên cảm thấy vui vẻ, hài lòng, thoải mái nhưng ngược lại, sinh viên cảm thấy chán nản và mệt mỏi khơng có động lực học tiếp”.

Tiếp đến là yếu tố“khách thể giao tiếp” có ảnh hưởng cao đối với kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (ĐTB=3,82). Yếu tố này bao gồm ứng xử với bạn bè, ứng xử với thầy cô giáo. Kết quả trên cho thấy sinh viên tự đánh giá khi kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên chịu ảnh hưởng nhiều từ các mối quan hệ ứng xử. Theo L.T.H chia sẻ: “Em thường khó kiểm sốt những

cảm xúc của mình khi trị chuyện với bạn, đặc biệt là bạn thân. Có khi em khơng dấu được những cảm xúc đang diễn ra ví dụ như vui quá hay giận quá hoặc chán nản”.

Tiếp đến là “môi trường của tập thể lớp sinh viên” (ĐTB=3,80). Đây là yếu tố thứ 3 có ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm. Môi trường tập thể lớp sinh viên gồm các nhóm sinh viên, ý thức học tập và giao lưu. Mơi trường tích cực là mơi trường có ý thức học tập và giúp đỡ hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Môi trường tiêu cực là môi trường luôn tạo ra những mâu thuẫn, khơng có sự hợp tác.

Yếu tố “Sức khỏe bản thân” (ĐTB=3,61). Yếu tố này cũng tác động kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm. Yếu tố này bao gồm sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của sinh viên có sự ảnh hưởng kỹ năng quản lý cảm xúc. Ví dụ như ý kiến của sinh viên M.T.V.A: “Hầu hết sinh viên cho rằng khi cơ thể

mệt mỏi, yếu, chán nản, có chuyện khơng vui hay còn gọi là những cảm xúc tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp tới kỹ năng quản lý cảm xúc bản của sinh viên sư phạm. Tuy nhiên khi cơ thể khỏe mạnh, tạo ra những cảm xúc tích cực, như vậy nó có ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân”.

Nếu xét theo tỉ lệ %: Yếu tố “Khách thể giao tiếp” có tỉ lệ ở mức “rất thường xuyên” (30,8%) ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm. Các em cho rằng, yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ năng quản lý cảm xúc nhất là trong việc ứng xử với bạn bè, với người yêu hoặc với thầy cô giáo. Yếu tố “môi trường tập thể lớp” có 20,8% sinh viên chọn mức “rất thường xuyên”. Yếu tố “Sức khỏe của bản thân” có 20,3% sinh viên chọn mức “rất thường xuyên” còn lại các yếu tố khác sinh viên thường chọn nhiều ở mức “thường xuyên” hoặc “thỉnh thoảng”.

Như vậy kết quả trên cho thấy, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm có sự ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố do giao tiếp ứng xử, sức khỏe của bản thân, môi trường tập thể lớp.

Một phần của tài liệu Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (Trang 122 - 124)