CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.3 Các thông số chức năng hô hấp
Qua bảng 3.6 ta thấy chỉ số FVC có sự khác biệt mang ý nghĩa thông kê so với chỉ số FVC bình thường, cụ thể là FVC < 3.95. Như vậy ở những bệnh nhân chấn thương tủy có sự giảm đáng kể FVC,điều này lý giải vì khi đo chỉ số FVC, bệnh nhân phải thực hiện bao gồm các động tác hít vào và thở ra gắng sức nên kết quả đo phụ thuộc vào các cơ hít vào và thở ra. Khi tổn thương tủy sống các cơ này bị liệt hoặc bị yếu khiến cho động tác hít vào và thở ra gắng sức bị yếu nên chỉ số FVC sẽ giảm.
Qua bảng 3.7 ta thất chỉ số FVC có xu hướng tăng dần khi vị trí tổn thương tủy thấp dần. Cụ thể như đã nêu ở trên, nhóm tổn thương tủy cổ cao (C4 trở lên) có chỉ số FVC thấp nhất, tiếp theo là nhóm tổn thương tủy cổ thấp và ngực cao (C5- D6), và nhóm tủy ngực thấp (D7- D12) có FVC cao nhất. Như vậy nghiên cứu này chỉ ra chức năng thông khí phổi của bệnh nhân liệt tủy giảm dần khi tổn thương tủy càng cao, kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Ngô Xuân Trường (2012) khi nghiên cứu trên 35 bệnh nhân.
Qua bảng 3.7, chúng tôi nhận thấy răng có sự khác biệt chỉ số FVC ở 2 lần đo, tương ứng với việc có sử dụng đai bụng hay không sử dụng đai bụng, cụ thể hơn ở đây việc sử dụng đai bụng sẽ làm tăng chỉ số FVC, việc tăng chỉ số FVC mang ý nghĩa thống kê với p= 0. 0145. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Boaventura (2003) [25] và Hart (2005) [22].Như vậy theo nghiên cứu này cũa chúng tôi thì việc sử dụng đai bụng sẽ có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng hô hấp.
Bảng 3.8 chúng tôi tách riêng để so sánh hiệu quả trong việc cải thiện chức năng hô hấp trên 3 nhóm đối tượng:tổn thương tủy cổ cao (từ C4 trở lên), tổn thương tủy cổ thấp và tủy ngực cao (C5- D7), tổn thương tủy ngực thấp (D7- D12). Nhận thấy có sự khác biệt trước và sau khi sử dụng đai bụng mang ý nghĩa thống kê ở cả 3 nhóm, chỉ số FVC sau khi sử dụng đai bụng lớn
hơn hẳn so với chỉ số FVC trước khi sử dụng đai bụng ở riêng từng nhóm.Như vậy việc có thể sử dụng đai bụng ở cả 3 nhóm vì đều có hiệu quả cải thiện chức năng hô hấp.
Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng vị trí tổn thương tủy sống có ý nghĩa quyế định đến CNHH của bệnh nhân hô hấp, đồng thời có thái độ quan tâm như nhau về phương diện hô hấp đối với những bệnh nhân liệt tủy ở bất kỳ mức độ nào.
Cũng qua kết quả này,chúng tôi thấy có sự cải thiện đáng kể về chức năng hô hấp của bệnh nhân liệt tủy ở cả 3 nhóm khi sử dụng đai bụng. vì vậy có thể sử dụng đai bụng trên những bệnh nhân liệt tủy để dự phòng một số bệnh về hô hấp do rối loạn thông khí hay hạn chế thông khí phổi. Như vậy sẽ làm giảm áp lực khi phục hồi chức năng thứ phát sau khi nằm viện lâu ngày.
Dù đã đạt được một số kết quả song nghiên cứu này còn còn hạn chế về số lượng bệnh nhân do thời gian có hạn và trong quá trình thực hiện chúng tôi còn gặp khó khăn vì có những lúc trục trặc về máy móc thiết bị, và hạn chết về trang thiết bị nên cần có them những nghiên cứu với thời gian, số lượng bệnh nhân nhiều hơn, nhất là việc khảo sát thêm chỉ số FRC để có thể có cách nhìn toàn diện hơn về hiệu quả cũng như tác dụng của đai bụng trong việc cải thiện chức năng hô hấp trên bệnh nhân liệt tủy.
KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu CNHH ở 34 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chia thành 3 nhóm theo vị trí tổn thương tủy chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1.Đánh giá CNHH trên bệnh nhân liệt tủy:
Khi đo chức năng hô hấp ở tư thế ngồi, các bệnh nhân đều có xu hướng giảm FVC, làm cho chức năng hô hấp bị hạn chế.
Chức năng hô hấp có xu hướng giảm dần khi vị trí tổn thương tủy sống càng cao. Cụ thể là: Nhóm tổn thương tủy cổ cao (C4 trở lên) có chỉ số FVC thấp nhất, và nhóm tổn thương tủy ngực thấp (D7- D12) có chỉ số FVC cao nhất.
2.Đánh giá hiểu quả của việc sử dụng đai bụng trên bệnh nhân liệt tủy
Việc sử dụng đai bụng sẽ làm tăng chức năng thông khí phổi, thể hiện thông qua việc tăng chỉ số FVC trên bệnh nhân liệt tủy nói chung
Giữa 3 nhóm tổn thương tủy sống đai bụng đều có hiểu quả như nhau trong việc cải thiện chức năng hô hấp.