Kiểm tra giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình hàng tồn kho (Trang 36 - 38)

III. THỬ NGHIỆM CƠ BẢN ĐỐI VỚI CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO

1.4. Kiểm tra giá hàng tồn kho

a. Các vấn đề cần làm rõ:

- Phương pháp định giá nào được khách hàng sử dụng?

- Phương pháp này có được sử dụng thống nhất giữa năm nay với năm trước hay không?

- Phương pháp này có phù hợp với thực tế và hợp lý không?

- Vấn đề thứ nhất

KTV cần phải xác định rõ khách hàng sử dụng phương pháp nào trong số các phương pháp định giá HTK (phương pháp giá thực tế đích danh; phương pháp bình quân gia quyền; phương pháp nhập sau xuất trước; phương pháp nhập trước xuất trước; phương pháp giá hạch toán)

- Vấn đề thứ hai

Nếu trong trường hợp đơn vị khách hàng thay đổi phương pháp định giá hàng tồn kho (VD : từ phương pháp LIFO sang phương pháp FIFO), thì tất cả những thay đổi đó cũng như sự ảnh hưởng của thay đổi này phải được khai báo đầy đủ trong thuyết minh BCTC

- Vấn đề thứ 3

KTV phải đánh giá tính hợp lý và tính phù hợp của phương pháp định giá HTK mà khách hàng áp dụng trong điều kiện thực tế

b. Giá vốn HTK

Đối với hàng hóa và nguyên vật liệu mua: KTV kiểm tra các hóa đơn của nhà cung

cấp để xác minh về số lượng và đơn giá của HTK từ đó tính ra được giá vốn của HTK.

Đối với sản phẩm dở dang và thành phẩm : giá vốn phải được kiểm tra thông qua

hệ thống sổ sách chi phí. Chúng có thể cung cấp cho KTV những bằng chứng tin cậy về số liệu chi phí sản phẩm sản xuất ra. Sau đó KTV đối chiếu giữa giá vốn HTK trên sổ sách với kết quả kiểm kê.

c.Giá trị thuần của HTK

- HTK phải được phản ánh theo đúng giá trị thuần của chúng.

- Giá của HTK cần được điều chỉnh giảm trong các trường hợp sau đây: • Sụt giá trên thị trường

• Đổ vỡ, hỏng hóc

• Quá hạn sử dụng, lỗi thời

• Quyết định bán chịu lỗ để chuyển sang mặt hàng khác • Lỗi trong khi mua và sản xuất

KTV cần phải kiểm tra theo hướng sau đây:

+ Rà soát và kiểm tra quy trình ghi giảm giá HTK được áp dụng bởi ban quản lý khách hàng.

+ Độc lập ước đoán giá trị cần ghi giảm

+ Đối chiếu kết quả ước đoán với kết quả của đơn vị

d. Sử dụng kết quả của các chuyên gia

Khi định giá HTK của đơn vị mà có liên quan tới một số loại HTK đòi hỏi tính kỹ thuật cao, KTV có thể cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia bên ngoài. (VD : Công ty kinh doanh vàng bạc đá quý)

Khi thuê chuyên gia bên ngoài thì KTV cần phải đánh giá tính độc lập của chuyên gia với đơn vị khách hàng và trình độ chuyên môn của chuyên gia để có thể tin cậy vào kết quả mà chuyên gia đó cung cấp.

1.5. Gửi thư xác nhận đối với HTK của đơn vị lưu giữ ở các bên thứ 3

HTK được lưu trữ ở các bên thứ 3 gồm:

 Hàng gửi bán,

 Hàng ký gửi,

 Hàng đã mua nhưng chưa kịp vận chuyển…

KTV nên thu thập các bằng chứng kiểm toán về sự hiện hữu của HTK đó bằng việc liên hệ trực tiếp với người giữ hàng hóa.

+ Nếu số lượng hàng hóa không quá lớn hoặc không chiếm tỉ trọng nhiều trong tổng số tài sản của đơn vị  thu thập bằng chứng kiểu xác nhận là đủ.

+ Ngược lại thì KTV cần thực hiện bổ sung một số thủ tục như :

 Xem xét độ trung thực và tính độc lập của bên thứ ba

 Quan sát kiểm kê vật chất HTK

 Thu thập báo cáo của KTV khác về các thủ tục kiểm soát đối với HTK và thủ tục kiểm kê HTK tại đơn vị thứ ba

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình hàng tồn kho (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w