+ Nhà nước quản lý tất cả các hoạt động tín dụng trong nền kinh tế của các thành phần kinh t ế. + Bằng luật ngân hàng và các văn bản pháp quy quy định, thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định về pháp luật tín dụng.
+ Nhà nước khống chế tổng mức tín dụng phù hợp với yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ, và phân phối tổng hạn mức tín dụng tối ưu cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tiền tệ.
+ Nhà nước định hướng hoạt động tín dụng theo mục đích chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. - Thứ ba, quản lý Nhà nước đối với lãi suất.
+ Nhà nước thực hiện chính sách lãi suất thích hợp để thu hút vốn và phân phối vốn hợp lý cho yêu cầu phát triển kinh tế; điều hoà cung cầu vốn tiền tệ; điều chỉnh và kiểm soát khối lượng lưu thông tiền tệ, thông qua lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc nới lỏng.
+ Nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản để quản lý thị trường tín dụng, tiến tới thực hiện tự do hoá lãi suất theo cơ chế thị trường.
+ Nhà nước quy định mức lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn để quản lý doanh đối với các ngân hàng kinh doanh, vì mục đích thực hiện chính sách tiền tệ.
+ Nhà nước xoá bỏ bao cấp trong chính sách lãi suất, công bằng trong lãi suất đối với các thành phần kinh tế, từng bước xoá bỏ chính sách xã hội trong lãi suất.
+ Nhà nước áp dụng chính sách lãi suất tài trợ đối với các dự án khuyến khích
+ Nhà nước còn quy định tỷ lệ chênh lệch lãi suất bình quân tiền gửi cho vay để khống chế lợi ích đối với các tổ chức tín dụng