chức nhà nướ c có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật, đưa ra quy tắc xử sự riêng được áp dụng môt lần đối với một hoặc một nhóm đối tượng cụ thể. Văn bản hành chính cá biệt có các đặc điểm:
+ Do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành;
+ Thuộc loại văn bản áp dụng pháp luật, được ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật;
+ Nhằm giải quyết các vụ việc cụ thể, cá biệt, trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp lý nhất định;
+ Áp dụng một lần đối với đối tượng cụ thể, trong phạm vi được chỉ rõ. + Có tính đơn phương và bắt buộc thi hành ngay;
+ Hình thức tên gọi: Nghị quyết; Quyết định; Chỉ thị (cá biệt)
- Văn bản hành chính thông thường: Là những văn bản mang tính thông tin điều hành dùng để giao dịch, trao đổi, phản ánh tình hình, ghi chép công việc trong các cơ quan, tổ chức... (Công văn, Tờ trình, Báo cáo, Biên bản, Đề án, Kế hoạch, Hợp đồng, Các loại giấy, Các loại phiếu…)
c. Văn bản chuyên môn, kỹ thuật
Văn bản chuyên môn, kỹ thuật là hệ thống văn bản đặc thù thuộc thẩm quyền ban hành của một số cơ quan nhà nước nhất định theo quy định của pháp luật.
Những cơ quan, tổ chức khác khi có nhu cầu sử dụng các loại văn bản này phải theo mẫu quy định của các cơ quan nói trên, không đư ợc tuỳ tiện thay đổi nội dung và hình thức của những văn bản đã được mẫu hóa.
Hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
- Văn bản chuyên môn: trong các lĩnh vực như tài chính, y tế, giáo dục, ngoại giao, quốc phòng, ...
- Văn bản kỹ thuật: trong các lĩnh vực như xây dựng, kiến trúc, trắc địa, bản đồ, khí tượng, thuỷ văn …
3. Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng văn bản quản lý nhà nướca. Hiệu lực a. Hiệu lực
Một văn bản quản lý nhà nước phải quy định rõ các hiệu lực sau: Hiệu lực về thời gian; Hiệu lực về không gian và hiệu lực về đối tượng thi hành
- Hiệu lực đối với văn bản quy phạm pháp luật:
+ Thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Văn bản QPPL không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
+ Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản QPPL mới được quy định hiệu lực trở về trước.
+ Văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước TW có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản có quy định khác hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
+ Văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày (và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là 05 ngày), kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
+ Văn bản QPPL của HĐND và UBND cấp huyện có hiệu lực sau 07 ngày (và phải được niêm yết chậm nhất là 03 ngày), kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
+ VB QPPL của HĐND và UBND cấp xã có hiệu lực sau 05 ngày (và phải được niêm yết chậm nhất là 02 ngày), kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
+ Không quy định hiệu lực trở về trước đối vớ i văn bản QPPL của HĐND, UBND.
+ Văn bản QPPL của HĐND, UBND của đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó.
- Hiệu lực đối với các văn bản hành chính khác: Các văn bản hành chính khác có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Được quy định tại Điều 83 - Luật Ban hành VB QPPL 2008 và Điều 54 - Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND 2004.
4. Thể thức văn bản quản lý nhà nước
Thể thức văn bản quản lý nhà nước là toàn bộ các bộ phận cấu thành văn bản do nhà nước quy định. Bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
a. Thể thức văn bản QPPL và văn bản hành chính
Các yếu tố thể thức văn bản quản lý nhà nước cụ thể và kỹ thuật trình bày văn bản được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ -CP ngày 08/4/2004 và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ, cụ thể tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP và Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011.
Các yếu tố thể thức: - Quốc hiệu;
- Tên cơ quan ban hành văn bản; - Số và ký hiệu văn bản;
- Địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản; - Tên loại và trích yếu nội dung văn bản; - Nội dung văn bản;
- Thẩm quyền ký và dấu của cơ quan tổ chức; - Nơi nhận văn bản.
Ngoài các yếu tố thể thức trên còn có các yếu tố thể thức có thể có như: - Các yếu tố chỉ dẫn phạm vi lưu hành;
- Địa chỉ cơ quan, tổ chức, email, số điện thoại, số Fax, Website…(đối với CV) - Dấu mức độ khẩn, mật;
- Tên viết tắt người đ ánh máy và số lượng bản phát hành.
b. Thể thức văn bản chuyên ngành
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thỏa thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
c. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với các cơ quan, tổchức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thông lệ quốc tế. chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thông lệ quốc tế.
5. Thủ tục ban hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ văn bảna. Thủ tục ban hành a. Thủ tục ban hành
+ Văn bản đến phải kịp thời trình cho người có trách nhiệm và chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân giải quyết.
+ Văn bản phải gửi đúng tuyến, không vượt cấp, đúng địa chỉ cơ quan hoặc tên người nhận.
+ Khi chuyển giao văn bản phải kèm theo phiếu xử lý tài liệu.
- Thủ tục trình ký, ký văn bản:
+ Cá nhân, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ trình duyệt dự thảo văn bản. Trường hợp không có hồ sơ thì phải trực tiếp tường trình với thủ trưởng ký.
+ Phải có chữ ký tắt của Chánh Văn phòng (hoặc cấp phó) vào văn bản trình ký. Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm pháp lý về văn bản mình ký.
- Thủ tục sao, lưu văn bản:
+ Sao văn bản phải có đầu đủ các yếu tố về thể thức. Trong phần nội dung cần phải ghi rõ hình thức sao (sao y bản chính, sao lục, trích sao).
+ Đối với văn bản đến, lưu ở bộ phận thừa hành hoặc theo dõi việc đó. Văn bản đi phải lưu ít nhất 02 bản, bản gốc lưu tại bộ phận văn thư, bản chính lưu hồ sơ bộ phận soạn thảo.
b. Thủ tục sửa hoặc bãi bỏ văn bản
- Các văn bản quản lý nhà nước không hợp lý, không hợp thức đều phải sửa đổi. Các văn bản không hợp pháp phải bị bãi bỏ.
- Không được sử dụng văn bản hành chính thông thường để sửa đổi hoặc bãi bỏ một văn bản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN ĐỀ 5
1. Luật Ban hành v ăn bản quy phạm pháp luật 2008.
2. Luật Ban h ành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND 2004. 3. Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL 2008.
4. Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND.
thư.
5. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 quy định về công tác văn 6. Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
7. Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.
8. Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ -CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.
9. Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT - BNV - VPCP ngày 06/5/2006 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày v ăn bản.
10. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
1. CÂU 1: Sự cần thiết khách quan của QLNN về tài chính tiền tệ (TCTT): 2 lý do