Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng (Trang 52 - 55)

d. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay

4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu

Bảng 8: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NỢ XẤU ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1.DNNN 1.788 - - -1.788 -100 - - 2.DNNQD 12 - 150 -12 -100 150 - 3.Hợp tác xã - - - - 4.HSX kinh doanh 36.912 32.924 61.668 -3.988 -10,80 28.744 87,30 Tổng cộng 38.712 32.924 61.818 -5.788 -14,95 28.894 87,76 ( Nguồn: Phòng Tín Dụng)

Tình hình nợ xấu của ngân hàng có sự biến động không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2004 nợ xấu chiếm 38.712 triệu đồng và đến năm 2005 số nợ xấu này chỉ còn 32.924 triệu đồng, giảm 5.788 triệu đồng tương đương giảm 14,95% so với 2004 nhưng đến năm 2006 thì nợ xấu lại có xu hướng biến động xấu hơn và tăng trở lại, cụ thể nợ xấu năm 2006 chiếm 61.818 triệu đồng, tăng so với 2005 là 28.894 triệu đồng tương đương tăng 87,76%. Đây là biểu hiện không tốt cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng có xu hướng giảm. Tuy nhiên tỷ

lệ nợ xấu/tổng dư nợ vẫn còn ở mức chấp nhận được nên hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng vẫn đạt hiệu quả tốt. 61818 32924 38172 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 1 2 3 T ri ệu đ ồng

Hình 7: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2004-2006

4.2.1. Nguyên nhân chủ quan:

Qua biểu đồ trên ta thấy năm 2005 chất lượng tín dụng đã được cải thiện so với 2004, tình hình nợ xấu có xu hướng giảm, năm 2005 giảm 5.788 triệu đồng tương đương giảm 14,95% so với năm 2004, điều đó cho thấy năm 2005 chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã mạnh dạng xử lý nợ xấu triệt để theo sự chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và thực hiện xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Cụ thể năm 2004 số nợ xấu chiếm 1.788 triệu đồng là do nông trường 30/4 giải thể và ngân hàng đã xử lý triệt để khoản nợ xấu này bằng quỹ dự phòng rủi ro. Vì thế nợ xấu đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã ở năm 2005 không còn nữa.

Tuy nhiên đến năm 2006 tỷ lệ nợ xấu lại tăng vọt trở lại, nợ xấu năm 2006 tăng 28.894 triệu đồng tương đương tăng 87,75% so với năm 2005, đây có thể là biểu hiện không tốt của ngân hàng. Nguyên nhân là do trong năm 2006, ngân hàng đã mở rộng đầu tư cho vay ngắn hạn đối với một số ngành nghề tăng cao,

hưởng xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm cho họ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

4.2.2. Nguyên nhân khách quan:

Nợ xấu tập trung phần lớn ở thành phần hộ sản xuất kinh doanh, năm 2004 nợ xấu ở thành phần hộ sản xuất kinh doanh là 36.912 triệu đồng chiếm tỷ trọng 96,36%, đến năm 2005 nợ xấu chiếm 32.924 triệu đồng chiếm tỷ trọng 100% và tăng so với năm 2004 là 5.788 triệu đồng tương đương tăng 14,95%. Đến năm 2006 nợ xấu lại tăng cao và đạt 61.668 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,75% và tăng so với năm 2005 là 28.894 triệu đồng tức tăng 87,75%, nguyên nhân là do hầu hết các yếu tố khách quan như vùng nuôi tôm bị thất do dịch bệnh, trước đây đã được gia hạn nay tiếp tục bị thất nên mất khả năng trả nợ theo kế hoạch, một số hộ sử dụng vốn sai mục đích do nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch dẫn đến thua lỗ trong sản xuất. Đồng thời do thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài…Những biến động của thị trường đầu vào của sản xuất kinh tế hộ như: giá phân bón, các loại thuốc trừ sâu, hoá chất khác tăng cao... giá điện, giá xăng dầu, cước phí vận chuyển cũng biến động mạnh trong khi giá bán sản phẩm không tăng gây thua lỗ cho người sản xuất nông nghiệp. Mặt khác những khoản do ứđọng của sản phẩm gia cầm trong các dịch cúm, sự giảm sút của giá cả lúa gạo và thịt lợn trong một số thời kỳ, rau quả thừa ế và giảm giá mạnh... cũng gây thiệt hại lớn cho hộ sản xuất. Tất cả những điều đó đã làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Thêm vào đó trong những năm gần đây, Ngân hàng đã mở rộng đầu tư cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay ngắn hạn ở một số ngành nghề tăng cao nhưng thiên tai liên tục, giá cả của nông sản bấp bênh không ổn định cho nên không bù đắp được chi phí bỏ ra của bà con nông dân nên họ không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.

Tóm lại tình hình nợ xấu của ngân hàng ngày càng tăng là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy tỷ lệ này vẫn còn thấp so với kế hoạch đề ra tuy nhiên các cán bộ tín dụng phải phấn đấu và tìm biện pháp để làm cho tỷ lệ này ngày càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ ngày càng có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)