Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng (Trang 46 - 52)

d. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay

4.1.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thu nợ

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2004-2006

ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1.DNNN 46.721 34.608 92.303 -12.113 -25,93 57.695 166,71 2.DNNQD 516.668 416.133 888.457 -100.535 -19,46 472.324 113,50 3.Hợp tác xã 542 797 1.188 255 47,05 391 49,06 4.HSX kinh doanh 833.344 965.525 1.337.163 132.181 15,86 371.638 38,49 Tổng cộng 1.397.275 1.417.063 2.319.111 19.788 1,42 902.048 63,66 ( Nguồn: Phòng Tín Dụng)

Doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2004 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 1.397.275 triệu đồng, năm 2005 doanh số thu nợ là 1.417.063 triệu đồng, tăng 19.788 triệu đồng tức tăng 1,42% so với 2004 và đến 2006 chỉ tiêu này đạt tới 2.319.111 triệu đồng, tăng vọt lên tới 902.048 triệu đồng tương đương tăng 63,66% so với 2005. Điều này cho thấy ngân hàng đã không ngừng chú trọng việc thu hồi nợ, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ, vì thếđã làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm.

46721 516668 542 833344 34608 416133 797 965525 92303 888457 1188 1337163 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2004 2005 2006 D NNN D NNQ D H T X H SX

Hình 5: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

4.1.3.1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước:

Đối với doanh nghiệp nhà nước doanh số thu nợ năm 2004 là 46.721 triệu đồng, năm 2005 là 34.608 triệu đồng giảm 12.113 triệu đồng hay giảm 25,93% so với 2004 là do doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước năm 2005 giảm so với 2004. Cụ thể doanh số cho vay năm 2004 là 50.740 triệu đồng, năm 2005 là 20.309 triệu đồng, tức giảm 30.431 triệu đồng hay giảm 59,97% so với năm 2004.

Tuy nhiên đến năm 2006, doanh số thu nợ ngắn hạn lại tăng trở lại, đạt 92.303 triệu đồng, tăng 57.695 triệu đồng tương đương tăng 166,71% so với 2005. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, giá cả các mặt hàng đặc biệt là giá lúa tăng cao cho nên doanh số thu nợ cũng tăng lên, doanh số thu nợ năm 2006 tăng 57.695 triệu đồng tương đương tăng 166,71% so với năm 2005. Qua đó cũng cho ta thấy khả năng làm việc của các cán bộ tín

dụng ngày càng có hiệu quả hơn, doanh số thu nợ ngày càng có xu hướng tăng lên góp phần đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.1.3.2. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh số thu nợ năm 2004 là 516.668 triệu đồng, đến 2005 doanh số thu nợ chỉ còn 416.133 triệu đồng giảm 100.535 triệu đồng tương đương giảm 19,46% so với năm 2004. Nguyên nhân là do trong năm 2005 các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mở rộng quy mô sản xuất nhiều hơn để cạnh tranh trên thị trường do đó họ cần nhiều chi phí hơn để trang trãi cho hoạt động sản xuất cho nên họ đã gia hạn nợ của ngân hàng vì thế làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2005 giảm so với 2004.

Nhưng đến 2006 doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có chiều hướng tăng lên và doanh số thu nợ đạt 888.457 triệu đồng, tăng 472.324 triệu đồng tức tăng 113,5% so với 2005, để đạt được kết quả này là do các cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để có hướng đầu tư và thu hồi vốn thích hợp đặc biệt là trong năm sản lượng tiêu thụ các mặt hàng như gạo, xuất khẩu thủy sản đông lạnh…tăng lên đáng kể nên các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đã đến trả nợ cho ngân hàng vì thế càng làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên.

4.1.3.3. Đối với hợp tác xã:

Khác với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì chỉ tiêu này đối với các hợp tác xã ổn định hơn, doanh số thu nợ ngắn hạn của các hợp tác xã tăng liên tục qua ba năm. Năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn là 797 triệu đồng tăng 255 triệu đồng tương đương tăng 47,05% so với năm 2004 và đến năm 2006 thì doanh số thu nợ lại tăng lên đến 391 triệu đồng tức tăng 49,06% so với năm 2005. Để đạt được tốc độ tăng liên tục như vậy là do ngân hàng đã hạn chế cho vay trong lĩnh vực này và chỉ lo thu hồi nợ.

Tuy nhiên đến năm 2006 do giá cả các mặt hàng nông sản tăng mạnh do đó việc sản xuất của các hợp tác xã cũng có hiệu quả hơn nên họ đã đến trả nợ cho ngân hàng, làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng tăng cao.

4.1.3.4. Đối với hộ sản xuất kinh doanh:

Tương tự như doanh số thu nợ của hợp tác xã, doanh số thu nợ ngắn hạn của hộ sản xuất kinh doanh cũng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2004 doanh số thu nợ là 833.344 triệu đồng đến 2005 doanh số thu nợ là 965.525 triệu đồng, tăng 132.181 triệu đồng hay tăng 15,86% và bước sang năm 2006 lại tăng cao và tăng so với 2005 là 371.638 triệu đồng hay tăng 38,49%.

Tình hình thu nợđối với hộ sản xuất kinh doanh được biểu hiện cụ thể qua các lĩnh vực sau:

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN CỦA HỘ SẢN XUẤT

ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % 1.Nông nghiệp 305.316 373.041 334.902 67.725 22,18 -38.139 -10,22 - Trồng trọt 233.008 273.320 250.552 40.312 17,30 -22.768 -8,33 - Chăn nuôi 72.308 99.721 84.350 27.413 37,91 -15.371 -15,41 2.Thủy sản 80.617 87.812 143.014 7.195 8,92 55.202 62,86 3.Ngành khác 447.411 504.672 859.247 57.261 12,80 354.575 70,26 Tổng cộng 833.344 965.525 1.337.163 132.181 15,86 371.638 38,49 (Nguồn: Phòng Tín Dụng)

Tình hình thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh tăng là do tình hình thu nợ ngắn hạn đối với các ngành kinh tế ngày càng tăng. Tuy nhiên đối với ngành nông nghiệp thì tình hình thu nợ có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2005 doanh số thu nợ tăng 67.725 triệu đồng tương đương tăng 22,18% so với năm 2004 nhưng đến năm 2006 thì chỉ tiêu này lại giảm 38.139 triệu đồng tức giảm 10,22% so với năm 2005.

305316 373041 334902 80617 87812 143014 447411 504672 859247 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 T ri ệ u Đ ồ ng Nông Nghiệp Thủy Sản Ngành khác

Hình 6: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN CỦA HỘ SẢN XUẤT

* Lĩnh vực nông nghiệp:

- Đối với ngành trồng trọt ta thấy doanh số thu nợ năm 2004 đạt 233.008 triệu đồng và đến năm 2005 chỉ tiêu này lại đạt 273.320 triệu đồng, so với 2004 thì chỉ tiêu này tăng 40.312 triệu đồng tương đương tăng 17,3%. Nguyên nhân là do người dân thu hoạch vụ mùa trúng nên đã trả hết các khoản nợ trước đây gia hạn của ngân hàng đồng thời trong năm 2005 ngân hàng đã hạn chế giảm cho vay lĩnh vực này ( doanh số cho vay giảm 16.348 triệu đồng ) và chỉ tập trung thu hồi nợ cũ (doanh số thu nợ tăng 40.312 triệu đồng) do đó làm cho doanh số thu nợ tăng lên.

Đến năm 2006 thì chỉ tiêu này lại giảm và chỉ đạt 250.552 triệu đồng, giảm 22.768 triệu đồng tức giảm 8,33% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ đối với lĩnh vực này giảm là do dịch bệnh hoành hành trên diện rộng thêm vào đó giá cả hàng hoá biến động, giá cảđầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu….tương đối cao mà người dân thì lại bị thất mùa dẫn đến tình trạng không trả được nợ vay cho ngân hàng vì thế đã làm cho doanh số thu nợ năm 2006 so với 2005 giảm 22.768 triệu đồng tức giảm 8,33%.

- Tình hình thu nợ đối với ngành chăn nuôi năm 2005 rất khả quan. Năm 2005 doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành chăn nuôi là 99.721 triệu đồng, tăng so với 2004 là 27.413 triệu đồng tương đương tăng 37,91%, nguyên nhân là do các trang trại làm ăn có hiệu quả do giá cả các mặt hàng như heo, cá… tăng cao cho nên ngân hàng đã thu hồi nợ dễ dàng. Tuy nhiên đến năm 2006 tình hình thu nợ ngắn hạn của ngân hàng lại gặp khó khăn, doanh số thu nợ giảm so với năm 2005 là 15.371 triệu đồng tức giảm 15,41%, một mặt là do ngân hàng giảm đầu tư trong lĩnh vực này, mặt khác do giá cả đầu vào như giá thức ăn, giá thuốc phòng dịch bệnh lại tăng cao nên nhiều nông dân đã bị lỗ dẫn đến không thể trả nợ hoặc đã đến ngân hàng gia hạn nợ nên làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng giảm đi.

* Lĩnh vực thủy sản:

Doanh số thu nợ đối với ngành thủy sản năm 2004 là 80.617 triệu đồng năm 2005 là 87.812 triệu đồng, tăng 7.195 triệu đồng tương đương tăng 8,92% so với 2004 là do doanh số cho vay năm 2005 thấp( doanh số cho vay năm 2005 giảm 39.184 triệu đồng tức giảm 27,44% so với năm 2004) và ngân hàng chỉ tập trung xử lý nợ gia hạn của năm trước nên làm cho doanh số thu nợ tăng không đáng kể, chỉ tăng 7.195 triệu đồng tương đương tăng 8,92% so với năm 2004.

Đến năm 2006, tình hình thu nợ ngắn hạn của ngân hàng có bước khả quan hơn và doanh số thu nợ lại tăng cao hơn so với năm 2005, doanh số thu nợ ngành thủy sản năm 2006 đạt 143.014 triệu đồng, tăng 55.202 triệu đồng tức tăng 62,86% so với năm 2005. Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như xuất khẩu thủy sản đông lạnh tăng lên đáng kể và do người dân có ý thức chấp hành tốt theo sự chỉ dẫn của ngành thủy sản, thả giống đúng lịch thời vụ nên đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao, có lời nhiều nên đã trả nợ cho ngân hàng một cách dễ dàng.

* Các lĩnh vực khác:

Tình hình thu nợ đối với các ngành khác cũng tăng. Cụ thể năm 2004 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với các ngành này đạt 447.411 triệu đồng, năm 2005 doanh số thu nợ đạt 504.672 triệu đồng, tăng 57.261 triệu đồng tương đương tăng 12,8% so với 2004 và đến năm 2006 chỉ tiêu này tăng vọt lên đến

354.575 triệu đồng tức tăng 70,26% so với 2005. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngành khác tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2005 tăng 85.979 triệu đồng tương đương tăng 15,93% so với năm 2004 còn năm 2006 tăng 315.869 triệu đồng tức tăng 50,47% so với năm 2005 và do sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của họ và có những biện pháp kịp thời trong việc thu hồi vốn nên làm cho doanh số thu nợ của các ngành khác cũng tăng đều qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc trăng (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)