Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng bidv việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 65 - 73)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng , thu nợ là công việc cực kì quan trọng, nó đảm bảo việc duy trì nguồn vốn hoạt động của ngân hàng hiệu quả. Vì thế ngân hàng đã tập trung vào công tác thu nợ để đảm bảo cho hoạt động của mình. Nhìn chung thì ngân hàng cũng đạt đƣợc những thành tựu khả quan trong công tác thu hồi nợ. Nhìn vào bảng số liệu thì ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm.

Đơn vị tính: Triệu đồng 1592699 1672980 2126045 2425698 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2007 2008 2009 9T 2010

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 53 SVTH: TRẦN TÚY HỶ Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2007 của ngân hàng là 1.592.699 triệu đồng, năm 2008 là 1.672.980 triệu đồng tăng 80.281 triệu đồng tƣơng đƣơng 5.04%. Năm 2009 doanh số thu nợ tiếp tục tăng cụ thể tăng 453.065 tƣơng đƣơng 27,08% và đƣa tổng doanh số thu nợ ngắn hạn là 2.126.045 triệu đồng. 9 tháng đầu năm 2010 công tác thu nợ cũng đang gặp thuận lợi và đạt đƣợc 2.425.698 triệu đồng tăng 72, 87% so với cùng kì năm 2009.

Ý thức đƣợc tầm quan trọng của công tác thu nợ đối với hoạt động của mình, ngân hàng theo dõi xác các khoản vay và có nhiều biện pháp tích cực trong công tác thu nợ nhƣ phát mãi tài sản, trích lập dự phòng,...nên doanh số thu nợ không ngừng tăng qua các năm . Đặc biệt đối với các khoản vay ngắn hạn thì có nhiều thuận lợi hơn các khoản vay khác do thời hạn ngắn nên ít rủi ro hơn.

4.2.2.1.Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế.

Công tác cho vay phải đi kèm với công tác thu nợ. Việc ngân hàng mở rộng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế thì công tác thu nợ cũng đƣợc thực hiện tƣơng tự. Đối với các thành phần kinh tế khác nhau việc trả nợ cũng khác nhau. Nhƣng nhìn chung thì công tác thu nợ đối với thành phần công ty CP - TNHH và nhóm khác hàng cá thể thì thu nợ ngắn hạn tăng qua các năm, các thành phần khác thì có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể nhƣ sau:

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 54 SVTH: TRẦN TÚY HỶ

Bảng 16: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) DNNN 190.324 11,95 177.631 10,62 385.061 18,11 -12.693 -6,67 207.430 116,78 CT CP- TNHH 829.174 52,06 905.986 54,15 1.045.011 49,15 76.812 9,26 139.025 15,35 DNTN 389.652 24,46 360.493 21,55 356.293 16,76 -29.159 -7,48 -4.200 -1,17 Cá thể 183.549 11,52 228.870 13,68 339.680 15,98 45.321 24,69 110.810 48,42 DS thu nợ ngắn hạn 1.592.699 100 1.672.980 100 2.126.045 100 80.281 5,04 453.065 27,08 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)

Hình 11:Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 2007 -9T 2010

2007 DNNN 12% CT CP - TNHH 52% DNTN 24% Cá thể 12% 2008 DNNN 11% CT CP - TNHH 53% DNTN 22% Cá thể 14% 9T 2010 DNNN 16% CT CP- TNHH 54% DNTN 17% Cá t hể 13% 2009 DNNN 18% CT CP - TNHH 49% DNTN 17% Cá thể 16%

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 55 SVTH: TRẦN TÚY HỶ

Bảng 17: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 9 tháng đầu năm 2010

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)

Đối với DNNN: Công tác thu nợ có sự biến động tăng giảm qua các năm khác nhau, năm 2008 thu nợ giảm nhƣng sang năm 2009 thì lại tăng. Cụ thể năm 2008 doanh số thu nợ đạt 177.631 triệu đồng, giảm so với năm 2007( doanh số thu nợ là 190.324 triệu đồng) là 12.693 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 6,67%. Đến năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với thành phần này là 385.061 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2008 tới 116,78% và chiếm 18,11 trong tổng doanh số thu nợ của tất cả các ngành. Còn theo thống kê của 9 tháng đầu năm 2010 thì doanh số thu nợ đạt 395.659 triệu đồng cao hơn doanh số của cùng kì năm 2009 là 168.958 triệu đồng, tăng 74,53%, chiếm tỉ lệ 16,31% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Việc doanh số thu nợ tăng giảm ngoài việc phụ thuộc vào công tác thu nợ của cán bộ tín dụng mà phụ thuộc nhiều vào doanh số cho vay của năm. Sở dĩ công tác thu nợ thấp của năm 2008 cũng là do doanh số cho vay năm này thấp hơn năm 2007. Tƣơng tự ta thấy việc biến động của doanh số thu nợ cũng khá tƣơng đồng với sự biến động của doanh số cho vay.

Đối với công ty CP-TNHH: Đây là loại hình doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lớn với ngân hàng, tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này chiếm khoảng 50% tín dụng của ngân hàng. Vì vậy muốn công tác thu nợ đạt nhiều thành công thì ngân hàng nên có chiến lƣợc riêng tập trung vào loại hình này. Nhƣ năm 2007 thu nợ ngắn hạn đối với loại hình này là 829.174 triệu đồng

Chỉ tiêu 9T 2009 9T 2010 9T 2009 so với 9T 2010 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

Tuyệt đối Tƣơng đối (%) DNNN 226.701 16,16 395.659 16,31 168.958 74,53 CT CP- TNHH 731.508 52,13 1.288.678 53,13 557.170 76,17 DNTN 210.602 15,01 415.236 17,12 204.634 97,17 Cá thể 234.379 16,70 326.125 13,44 91.746 39,14 Thu nợ ngắn hạn 1.403.190 100 2.425.698 100 1.022.508 72,87

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 56 SVTH: TRẦN TÚY HỶ chiếm tỉ lệ 52,06%. Sang năm 2008 con số này là 905.986 triệu đồng và 54,15%, tăng 76.812 triệu đồng tƣơng đƣơng 9,26%. Đến năm 2009 là 1.045.011 triệu đồng tiếp tục tăng 15,35% so với năm 2008. Và năm 2010 thì chỉ tiêu này tiếp tục tăng, chỉ 9 tháng đầu năm đã đạt tới con số 1.288.679 triệu đồng chiếm tỉ lệ 53,13% trong tổng thu nợ ngắn hạn của 9 tháng.

Đối với DNTN: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ có DNTN là thu hồi nợ giảm qua các năm, năm sau thấp hơn năm trƣớc về cả tuyệt đối và tƣơng đối. Năm 2008 thu hồi đƣợc là 360.493 triệu đồng giảm 7,48% so với năm 2007, sang năm 2009 thu hồi đƣợc 356.293 triệu đồng tiếp tục giảm 1,17% so với năm 2008. Tuy nhiên thu hồi nợ ngắn hạn 9 tháng đầu năm 2010 lại tăng đáng kể đạt 415.236 triệu đồng. Nguyên nhân là cuối năm 2009 chính phủ có động thái hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, nên nhiều doanh nghiệp đƣợc vay vốn ngắn hạn mà thời hạn trả sang năm 2010.

Đối với khách hàng cá thể: Việc thu hồi nợ đối với khách hàng này đạt kết quả khá khả quan. Doanh số thu nợ liên tục tăng. Năm 2007 là 183.549 triệu đồng, năm 2008 đạt đƣợc 228.870 triệu đồng tăng 24,69% so với năm 2007. Và đến năm 2009 thu đƣợc 339.680 triệu đồng tăng 48,42%, chiếm tỉ lệ 15,98%. Năm 2010 thu nợ cũng đang trên đà tăng của những năm trƣớc, 9 tháng đầu năm đạt 326.125 gần bằng cả năm 2009. Nguyên nhân công tác thu nợ cá thể có sự tăng trƣởng nhƣ vậy đó là do công tác thẩm định đối với khách hàng này là rất kỹ lƣỡng, chỉ những cá thể có nguồn tài chính đủ đảm bảo thu hồi nợ thì ngân hàng mới cho vay nên thu hồi nợ cũng tƣơng đối dễ dàng.

4..2.2.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Trong các ngành kinh tế mà ngân hàng có quan hệ tín dụng thì quan hệ tín dụng của ngân hàng trong lĩnh vực thủy sản chiếm thị phần cao trong tín dụng cao của ngân hàng, tiếp đến là lĩnh vực thƣơng mại, CN-DV và thấp hơn cả là lĩnh vực nông nghiệp.

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 57 SVTH: TRẦN TÚY HỶ

Bảng 18: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tuyệt

đối Tƣơng đối (%)

Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Nông nghiệp 195.862 12,30 119.114 7,12 161.768 7,61 -76.748 -39,18 42.654 35,81 CN-XD 265.958 16,70 448.305 26,80 542.548 25,52 182,347 68,56 94.243 21,02 Thủy sản 895.698 56,24 896.560 53,59 882.835 41,52 862 0,10 -13.725 -1,53 Thƣơng mại 235.181 14,77 209.001 12,49 538.894 25,35 -26.180 -11,13 329.893 157,84 DS thu nợ 1.592.699 100 1.672.980 100 2.126.045 100 80.281 5,04 453.065 27,08 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)

Hình 12: Cơ cấu doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế từ năm 2007- 9 tháng đầu năm 2010

2008 NN 7% CN-DV 27% TS 54% TM 12% 2007 NN 12% CN-DV 17% TS 56% TM 15% 2009 NN 8% CN-DV 26% TS 41% TM 25% 9T 2010 NN 8% CN-DV 36% TS 30% TM 26%

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 58 SVTH: TRẦN TÚY HỶ

Bảng 19: Doanh số thu nợ theo ngành 9 tháng đầu năm 2010

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 9T 2009 9T 2010 9T 2009 so với 9T 2010 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Nông nghiệp 105.149 7,49 195.628 8,06 90.479 86,05 CN-XD 270.497 19,28 852.857 35,16 582.360 215,29 Thủy sản 617.985 44,04 738.319 30,44 120.335 19,47 Thƣơng mại 409.559 29,19 638.894 26,34 229.335 56,00 DS thu nợ 1.403.190 100 2.425.698 100 1.022.508 72,87 (Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)

Đối với ngành nông nghiệp: Đây là lĩnh vực có doanh số thu nợ thấp nhất so với các lĩnh vực khác, do doanh số cho vay trong lĩnh vực này chiếm tỉ lệ thấp. Năm 2007 tổng doanh số thu nợ ngắn hạn là:195.862 triệu đồng, sang năm 2008 là 119.114 triệu đồng giảm 76.748 triệu đồng với tỉ lệ giảm 39,18% so với năm 2007. Đến năm 2009 thu đƣợc 161.768 triệu đồng tăng 35,81%. Sang năm 2010 thu nợ trong hoạt động nông nghiệp tăng do các khoản nợ ngắn hạn của năm trƣớc tới hạn trả nợ và ngân hàng đã thu đƣợc nợ, cụ thể 9 tháng đầu năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 195.628 triệu đồng tăng 86,05% so với cùng kì năm 2009 là 105.149 triệu đồng chiếm tỉ lệ 8,06% trong tổng doanh số thu nợ trong tất cả các ngành. Nhìn chung thì doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ dƣới 10% trong tổng doanh số ( ngoại trừ năm 2007 là 12,3%) và có xu hƣớng giảm trong các năm. Nhƣng sự giảm sút đó cũng không làm ta lo ngại vì khi nhìn lại doanh số cho vay trong lĩnh vực này thì đó cũng khá hợp lý.

Đối với ngành CN-XD:Là ngành chiếm tỉ trọng tƣơng đối trong tổng doanh số thu nợ, và có xu hƣớng phát triển chiếm tỉ trọng ngày càng cao, cho thấy xu hƣớng phát triển trong khối ngành này ngày càng mạnh mẽ. Năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành là 265.958 triệu đồng chiếm tỉ lệ 16,7%. Thì đến năm 2008 con số thu nợ ngắn hạn đạt đƣợc là 448.305 triệu đồng, tăng 182.347 triệu đồng tăng tới 68,56% so với năm 2007 và chiếm tỉ lệ 26,8%. Sang

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 59 SVTH: TRẦN TÚY HỶ năm 2009, doanh số này tiếp tục tăng 21,02% và ở con số 542.548 triệu đồng. Năm 2010 thì thu nợ ngắn hạn trong lĩnh vực này tăng rất mạnh, 9 tháng đầu năm tỉ lệ thu nợ của nông nghiệp chiếm 35,16% cao nhất so với các ngành còn lại với số tiền vay thu đƣợc là 852.857 triệu đồng tăng tới hơn 215% so với cùng kì năm 2009. Việc tỉ trọng thu nợ của ngành này ngày càng tăng chứng tỏ sự lớn mạnh của khối ngành này trong nền kinh tế, và quan hệ tín dụng của ngân hàng đối với ngành này sẽ tiếp tục mở rộng.

Đối với ngành thủy sản: Thu nợ trong ngành thủy sản luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng thợ của ngân hàng nhƣng có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Năm 2007 thu nợ là 895.698 triệu đồng chiếm tỉ lệ 56,24%, sang năm 2008 thu đƣợc 896.560 triệu đồng tăng không đáng kể so với năm 2007 chỉ tăng 0,1% nhƣng tỉ trọng thì giảm và còn 53.59%. Năm 2009 thu nợ của ngành thủy sản giảm cả về số lƣợng và tỉ lệ so với năm 2008, chỉ thu đƣợc 882.835 triệu đồng giảm 1.53% và chiếm tỉ lệ 41,52%. Về thống kê mới nhất của 9 tháng đầu năm 2010 thì tỉ trọng thu nợ của ngành thủy sản tiếp tục giảm, và không còn là ngành có doanh số thu nợ cao nhất, tỉ lệ chỉ còn 30,44% đứng sau ngành CN-DV. Nguyên nhân tỉ trọng trong ngành này ngày càng giảm là do về yếu tố giá cả cá thất thƣờng trên thị trƣờng , ngƣời nuôi cá không có đƣợc lợi nhuận, thậm chí bị lỗ, nên việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó ngân hàng cũng hạn chế cho vay đối hoạt động ngành thủy sản.

Đối với thương mại: Thu hồi nợ biến động tăng giảm qua các năm nhƣng có xu hƣớng chung là tăng và chiếm tỉ lệ tƣơng đối trong tổng thu nợ ngắn hạn. Năm 2008 doanh số thu nợ là 209.001 triệu đồng giảm 11,17% so với năm 2007. Năm 2009 doanh số này tăng lên 538.894 triệu đồng tăng mạnh 329.893 triệu đồng, tăng tới 257,84% so với năm 2008 chiếm tỉ lệ 25,35%. Đến năm 2010 tiếp tục tăng, chỉ 9 tháng đầu năm doanh số thu nợ đã đạt 638.894 triệu đồng tăng tới 56% so với cùng kì năm 2009 và chiếm tỉ lệ 26,34% trong tổng thu nợ ngắn hạn. Với chủ trƣơng chú trọng đầu tƣ phát triển thƣơng mại tỉnh nhà, hoạt động thƣơng mại của tỉnh phát triển mạnh mẻ trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thƣơng mại làm ăn hiệu quả có lợi nhuận cao nên công tác thu nợ cũng tƣơng đối dễ dàng.

GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 60 SVTH: TRẦN TÚY HỶ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng bidv việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)