7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
4.2.1.2. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế
NHĐT &PTVN tỉnh Vĩnh Long đã mở rộng đầu tƣ cho vay ở tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp- dịch vụ, thƣơng mại. Nhƣng với truyền thống là tỉnh nông nghiệp và có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản vì thế vốn tập trung trong lĩnh vực này khá nhiều. Nhƣng cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, xây dựng và thƣơng mại nhƣ hiện nay thì nhu cầu về nguồn vốn ngày càng lớn hơn. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 49 SVTH: TRẦN TÚY HỶ
Bảng 14: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của BIDV Vĩnh Long Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng)
Hình 9:Cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn theo thành ngành kinh tế
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Nông nghiệp 215.619 12,22 115.869 7,62 198.685 7,47 -99.750 -46,26 82.816 71,47 CN-DV 315.826 17,89 318.695 20,96 896.548 33,71 2.869 0,91 577.853 181,32 Thủy sản 958.624 54,31 859.625 56,54 1.015.896 38,20 -98.999 -10,33 156.271 18,18 Thƣơng mại 274.913 15,58 226.127 14,87 548.390 20,62 -48.786 -17,75 322.263 142,51 DS cho vay 1.764.982 100 1.520.316 100 2.659.519 100 -244.666 -13,86 1.139.203 74,93 2007 NN 12% CN-DV 18% TS 54% TM 16% 2008 NN 8% CN-DV 21% TS 56% TM 15% 2009 NN 7% CN-DV 34% TS 38% TM 21% 9T 2010 NN 8% CN-DV 33% TS 23% TM 36%
GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 50 SVTH: TRẦN TÚY HỶ
Bảng 15: Doanh số cho vay theo ngành 9 tháng đầu năm 2010
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 9T 2009 9T 2010 9T 2009 so với 9T 2010 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)
Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Nông nghiệp 129.145 7,35 186.859 7,72 57.714 44,69 CN-XD 499.656 28,44 789.658 32,61 290.002 58,04 Thủy sản 711.127 40,48 548.403 22,65 -162.724 -22,88 Thƣơng mại 416.776 23,72 896.357 37,02 479.581 115,07 DS cho vay ngắn hạn 1.756.705 100 2.421.277 100 664.572 37,83
(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng BIDV Vĩnh Long)
Đối với ngành Nông nghiệp: Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp truyền thống, thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên với xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp dịch vụ và xây dựng thì nguồn vốn dành cho lĩnh vực này có xu hƣớng giảm về mặt tỉ trọng. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp là 215.619 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 12,22% trong tổng doanh số ngắn hạn cho vay. Đến năm 2008 thì tỉ lệ này chỉ còn 7,62%, không những giảm về tỉ trọng mà về nguồn vốn cũng giảm chỉ còn 115.869 triệu đồng, giảm 99.750 triệu đồng, tƣơng giảm 46,26% so với năm 2007. Năm 2009 thì doanh số cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực nông nghiệp tăng trở lại với mức tăng trƣởng 71,47% so với năm 2008 và doanh số vay ngắn hạn của ngành này là 198.685 triệu đồng, tuy tăng so với năm 2008 nhƣng vẫn thấp hơn năm 2007. Về 9 tháng đầu năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn trong kĩnh vực nông nghiệp là 186.859 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 7,72% so với tất cả các lĩnh vực khác. Doanh số cho vay nông nghiệp giảm mạnh trong năm 2008 còn có nguyên nhân khác đó là do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mặt khác do chuyển đổi đất nông nghiệp làm các khu công nghiệp nhƣ Bắc Cổ Chiên, Bình Minh,... làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm xuống. Năm 2009 doanh số cho vay tăng trở lại vì chủ trƣơng của tỉnh là khuyến khích phát triển kinh tế vùng nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân bằng hình thức đầu tƣ tín dụng, hỗ trợ lãi suất. Nhƣng với xu hƣớng chung của kinh tế thì về mặt tỉ trọng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp không tăng.
GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 51 SVTH: TRẦN TÚY HỶ
Đối với ngành công nghiệp và xây dựng: Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn ngành CN&XD liên tục tăng qua các năm. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn 315.826 triệu đồng chiếm tỉ lệ 17,89% so với các ngành khác. Năm 2008 đạt 318.695 triệu đồng tăng không đáng kể chỉ khoảng gần 1%, tuy nhiên chiếm tỉ lệ 20,96% cao hơn năm 2007. Năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn đối với CN&XD tăng vƣợt bật với mức tăng 181,32% tƣơng đƣơng với số tiền là 577.853 triệu đồng và doanh số cho vay đối với ngành này là 896.548 triệu đồng. 9 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực CN&XD cũng đạt ở mức cao 789.658 triệu đồng và chiếm 32,61% trong tất cả các lĩnh vực.
Nguyên nhân doanh số cho vay trong lĩnh vực CN&XD không ngừng tăng qua các năm và chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng doanh số cho vay là do cùng với xu hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, nền kinh tế của tỉnh chuyển dần theo hƣớng nâng cao tỉ trọng ngành công nghiệp, minh chứng là 3 khu công nghiệp lớn của tỉnh đƣợc xây dựng và đƣa vào sử dụng là Hòa Phú, Bắc Cổ Chiên, Bình Minh. Cùng với đó thì lĩnh vực xây dựng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ để đáp ứng cơ sơ hạ tầng cho các ngành khác phát triển, đặc biệt là các công trình giao thông, xây dựng nhà ở, trƣờng học.
Đối với ngành thủy sản: Nhìn vào số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao và có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn đối với thủy sản là 958.624 triệu đồng chiến tỉ lệ 54,31%. Năm 2008 là 859.625 triệu đồng giảm 10,3% so với năm 2007. Và đến năm 2009 là 1.015.896 triệu đồng, tăng 156.277 triệu đồng bằng 18,18% so với năm 2008 và chiếm 38,20% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Chín tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn cho thủy sản là 548.403 triệu đồng chỉ chiếm 22,65%, giảm 162.724 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 22,88% so với cùng kì năm 2009.
Nguyên nhân chủ yếu của doanh số cho vay đối với thủy sản biến động không ổn định nhƣ vậy là do nền kinh tế thủy sản của tỉnh chủ yếu là nuôi cá da trơn. Mà việc xuất khẩu cá da trơn sang thị trƣờng nƣớc ngoài thì đầy biến động, giá cá tăng giảm thất thƣờng. Có khi xuất khẩu thuận lợi, giá cá tăng cao thì nhiều ngƣời đổ xô vay vốn đào ao thả cá. Có khi giá cá xuống rất thấp thì nhiều ngƣời nuôi cá “treo ao”. Điển hình nhƣ giá cá nguyên liệu cuối năm 2009 và đầu
GVHD: TRƢƠNG CHÍ TIẾN Trang 52 SVTH: TRẦN TÚY HỶ năm 2010 thấp, ngƣời nuôi cá không có lãi, vì thế mà doanh số cho vay ngắn hạn đối với thủy sản chính tháng đầu năm giảm.
Đối với ngành thương mại: Nhìn chung thì doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành thƣơng mại tăng qua các năm, tuy nhiên sự tăng trƣởng đó không ổn định, có lúc giảm. Cụ thể năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đối với thƣơng mại là giảm 17.75% so với năm 2007, và doanh số cho vay ngắn hạn của năm 2008 là 226.127 triệu đồng, trong khi đó năm 2007 là 274.913 triệu đồng. Năm 2009 doanh số cho vay ngắn hạn của ngành thƣơng mại là 548.390 triệu đồng tăng 142,51% so với năm 2008 chiếm tỉ lệ 20,62% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Chín tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn của ngành thƣơng mại là 896.357 tăng mạnh so với cùng kì năm 2009 và chiếm tỉ cao nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác. Đạt đƣợc nhƣ vậy là do hoạt động thƣơng mại trên địa bàn đạt nhiều kết quả khả quan, minh chứng kiêm ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng qua các năm, ngoài ra còn cho các khu du lịch sinh thái vay nhằm thu hút khách nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch. Đây là hình thức đa dạng hóa cho vay ngành thƣơng mại dịch vụ của ngân hàng.