Tất cả các ngân hàng trong quá trình hoạt động thì luôn luôn tồn tại nợ xấu, còn ít hay nhiều là tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Chính sách khách hàng, chính sách tín dụng, kỳ hạn cho vay, chính sách thu nợ,… Do đó vấn đề nợ xấu là dấu hiệu cảnh báo cho biết doanh nghiệp, khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính, nên khó có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, nợ xấu càng lớn thì rủi ro tín dụng càng lớn, và tất nhiên là hiệu quả kinh doanh không hiệu quả, nên trong quá trình hoạt động kinh doanh thì chi nhánh cần kiểm soát chặc chẻ nợ xấu. Tình hình nợ xấu qua 3 năm 2005 – 2007 được thể hiện qua hình dưới đây:
Hình 8: TÌNH HÌNH NỢ XẤU QUA 3 NĂM 2005 - 2007
Qua phân tích ta thấy có sự tăng vọt của nợ xấu vào năm 2006 tăng hơn 272,50%. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do trong năm 2006 chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo quyết định 943/2005/QĐ – NHNN vào tháng 4/2005. Do đó vào 6 tháng đầu năm 2006 ta chưa thể đánh giá được hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh, mà phải sử dụng thêm các chỉ tiêu thu nhập, lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Triệu đồng
Bước sang năm 2007 ta thấy nợ xấu giảm một cách đáng kể, nợ xấu ngắn hạn giảm 13.461 triệu đồng giảm hơn 54,82% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc nợ xấu được kéo giảm là do trong năm 2007 chi nhánh tập trung toàn lực công tác xử lý nợ, kiểm tra, giám sát chặc chẻ hoạt động tín dụng, tận thu nợ ngoại bảng, kiềm chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, hạn chế việc mở rộng tín dụng đối với khách hàng có phát sinh nợ xấu,…
Nói chung, nợ xấu cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, trong năm 2006 nợ xấu tăng mạnh nhưng nó không phản ánh được tình hình, qua phân tích các chỉ tiêu khác thì ta thấy hoạt động tín dụng vẫn đạt hiệu quả cao, do đó năm 2006 nợ xấu tăng mạnh nhưng nó không phải là vấn đề lo ngại. Bước qua năm 2007 thì tình hình nợ xấu đã hoàn toàn được kiểm soát nhờ vào những nỗ lực không ngừng nghỉ của chi nhánh.