7. Ý nghĩa thực tiễn
3.4.2. Cấu trúc tổ thành rừng khu vực nghiên cứu
Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi loài cây có một phạm vi phân bố nhất định điều này tùy thuộc vào biên độ sinh thái và đặc điểm sinh thái của từng loài. Sự tồn tại của các loài thực vật tối thích hay không còn tùy thuộc lớn vào các yếu tố tác động bên trong lẫn tác động bên ngoài, mối quan hệ của các loài cây trong cùng điều kiện sống. Tùy vào những thời điểm khác nhau, các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau mà giữa các loài cây có các mối quan hệ khác nhau. Có thể ở một thời điểm hoặc một giai đoạn phát triển nhất định nào đó, giữa các loài cây trong cùng một hoàn cảnh sống có mối quan hệ tương hỗ, ngược lại có thể là mối quan hệ cạnh tranh.
Để xác định cấu trúc tổ thành của các loài cây tại khu phân bố bách vàng nhằm thiết kế các mô hình trồng rừng hỗn giao cũng như xác định những loài thường đi kèm với loài Bách vàng trong tương lai, trong quá trình điều tra chúng tôi đã tiến hành đo đếm và tổng hợp được 25 loài cây gỗ lớn chính yếu, với tần suất xuất hiện nhiều trong cả 8 OTC được lập (Phụ lục 14-17).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.6 Thành phần các loài cây tại 8 OTC
STT Tên Việt Nam Loài cây Tên khoa học
1 Bách vàng Xanthoxyparis vietnamensis Fajon & Hiep 2 Bằng lăng ổi Lagerstroemica calyculata Kurz.
3 Chân chim 8 lá Schefflera heptaphylla (L.) Frodin
4 Chắp tay Symingtonia tonkinensis (Lecte.) Van Steen
5 Chẹo tía Engelhardtia roxburghiana Wall.
6 Đa lông ba thân Ficus benghalensis
7 Du Ulmus lancifolia Roxb.
8 Đuôi ngựa Rhoiptelea chiliantha DIELS&HAND.- MAZZ.
9 Giẻ Castanopsis tonkinensis Seemem
10 Giẻ lá nhọn Lithocarpus corneus (Lour.) Rehd. 11 Giống cây thôi chanh Alangium chinense (Lour.) Harms 12 Hồ đào núi Platycarya strobilacea Sieb. & Zucc. 13 Kháo Machilus thungergii Sieb. & Zucc.
14 Sến Sinosidenroxylon bonii Aubr.
15 Sến đất Trung Hoa Sinosidenroxylon Wgtianum
16 Sến mật Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam
17 Sồi Lithocarpus corneus (Lour.) Rehd.
18 Thích Acer oblongum Wall ex. DC
19 Thích bắc bộ Acer tonkinensis Lec.
20 Thiết sam Tesuga chinensis
21 Thiết sam giả Pseudotsuge brevifolia W. C. Cheng&L.K.Fu
22 Thông tre Podocarpus pilgeri Foxw
23 Thông tre lá ngắn Podocarpus brevifolius
24 Trâm Syrygium formosum (Wall.) Masam
25 Trâm lá nhỏ Syzygium cinerium Wall.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra thực địa
Trên đây là thành phần các loài cây xác định được tại những OTC có sự tồn tại của loài Bách vàng. Đối với tầng cây cao, chúng ta nhận thấy rằng số lượng các loài cây không đa dạng. Đặc biệt là tầng cây cao, là đối tượng khai thác mạnh mẽ nhất của người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Qua kết quả điều tra về thành phần loài cây tại 08 OTC như trên, chúng tôi đã tiến hành xử lí, phân tích các số liệu thu thập được và tính toán đã xác định được kết quả cụ thể về tổ thành các loài cây tại khu phân bố Bách vàng như sau.
Bảng 3.7 Tổ thành tầng cây cao
Ghi chú: LK = Loài khác
OTC Công thức tổ thành
1 3.95 Bách vàng + 1.32 Thiết sam giả + 1.05 Thông tre + 0.53 (giẻ lá nhọn, Sến đất Trung Hoa, Trâm) + 3.15 LK
2 1.82 Trâm + 1.52 (Giẻ, Thích) + 1.21 Thiết sam + 5.45 LK 3 0.95 Trâm lá nhỏ + 9.05 LK
4 5.9 Thích bắc bộ + 1.2 Thiết sam + 0.6 Thiết sam giả + 0.6 Trâm + 0.6 Sến đất Trung Hoa + 0.6 Sến + 0.5 LK
5 4.0 Đuôi ngựa + 0.5 Giẻ + 0.5 Du + 1.0 Kháo + 1.5 Hồ đào núi + 2.0 Giẻ lá nhọn + 0.5 Giống cây thôi chanh
6 4.52 Thông tre lá ngắn + 3.55 Trâm lá nhỏ + 0.99 Thiết sam + 0.94 LK
7 0.2 Thông tre + 0.67 Bằng lăng ổi + 1.3 Chắp tay + 0.2 Chẹo tía + 1.3 Sồi + 1.3 Thiết sam giả + 0.67 Chân chim 8 lá + 0.67 Trâm
8 1.5 Thích + 0.5 Đa lông ba thân + 2.0 Chắp tay + 1.0 Thiết sam + 1.0 Sến mật + 1.5 Thông tre + 1.5 Thiết sam + 1.0 LK
Nguồn: Số liệu điều tra thực địa
Ca Thành là xã có địa hình chủ yếu là núi đá vôi, mặt khác Ca Thành có phân bố về mặt địa lý vừa cao so với mực nước biến và cao theo vĩ độ nên các loài cây lá rộng có độ đa dạng thấp. Mặt khác, với nhu cầu sử dụng lâm sản ngày càng tăng lên nhanh chóng như hiện nay, thì trữ lượng rừng chắc chắn sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, Ca Thành là nơi định cư của hàng trăm hộ dân người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức chưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
cao, ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên còn là một khái niệm mới lạ đối với họ, hơn nữa đời sống dân sinh kinh tế còn nghèo nàn và lạc hậu, cuộc sống của họ vẫn phụ thuộc nhiều vào rừng. Do vậy, tình trạng rừng bị khai thác cạn kiệt tài nguyên vẫn còn xẩy ra, đe dọa đến nhiều loài cây, đặc biệt là những loài cây hiếm, có số lượng rất ít ngoài tự nhiên như Bách Vàng.
Bảng số liệu tổng hợp 3.7 cho thấy, hiện nay số lượng loài còn lại rất ít. Điều đó chứng tỏ độ đa dạng sinh học của thực vật rừng Ca Thành đang giảm xuống. Do vậy, trên thực tế cần phải có các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, bên cạnh đó cần đẩy mạnh các biện pháp xử lý nghiêm để kịp thời đẩy lùi thực trạng này.