Tổ thành các loài cây tại khu phân bố của bách vàng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài cây bách vàng tại xã ca thành, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển loài (Trang 40 - 75)

7. Ý nghĩa thực tiễn

3.4. Tổ thành các loài cây tại khu phân bố của bách vàng

Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa thực vật với môi trường sống xung quanh của chúng. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã thực vật nói chung và của loài Bách vàng nói riêng, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp là hết sức cần thiết.

3.4.1. Đặc điểm của tầng cây bụi, thảm tƣơi tại khu phân bố Bách vàng

- Tầng cây bụi

Các kết quả điều tra thực địa cho thấy, tầng cây bụi và thảm tươi không đa dạng về số loài cây. Đồng thời, chất lượng cây và khả năng sinh trưởng, phát triển rất kém, chủ yếu là chất lượng sinh trưởng đạt mức trung bình và xấu (Phụ lục 9-11). Điều đó chứng tỏ rằng, điều kiện môi trường sống tại khu vực phân bố Bách vàng không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.4 Tổng hợp các loài cây bụi

STT Tên Việt Nam Tên loài cây Tên khoa học Ghi chú

1 Cam núi Zanthoxylum avicenniae (Lamk) DC. 2 Mã hồ Mahonia bealei (Fort.) Carr.

3 Sầm Syzygium cinerium Wall. 4 Côm trâu Alaeocarpus griffithii (Wight)

A.Gray

5 Trọng đũa Ardicia quinquegone Bl. 6 Tỳ bà (Sến mật) Photinia benthamiana Hance

Nguồn: Số liệu điều tra thực địa

Bằng phương pháp lập ô và tính toán xác định được sự có mặt của một số loài cây phổ biến tại khu vực điều tra (06 loài cây bụi) như Cam núi, Mã hồ, Sầm, Côm trâu, Trọng đũa, Tỳ Bà.

- Tầng thảm tươi

Tầng thảm tươi khu vực điều tra xác định được một số loài cây chủ yếu như bảng sau:

Bảng 3.5. Các loài cây tầng thảm tƣơi

STT

Tên loài

Ghi chú

Tên Việt

Nam Tên khoa học

1 Cầu diệp Bullbophyllum pectinatum A.Fin 2 Tỳ bà rừng Eriobotrya bengalensis (Roxb.)

Hook.f.

3 Tứ thư Tetrastigma planicanle (Hook.f.) 4 Lấu lá nhỏ Psychotria montana Bl.

5 Sơn tra

Henry Eriobotrya henryi Nakai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Theo kết quả điều tra cho thấy, số loài cây thuộc tầng thảm tươi tìm thấy rất ít (05 loài), chủ yếu là Tỳ bà rừng, Tứ thư, Lấu lá nhỏ, Sơn ta Henry, Cầu diệp (Phụ lục 12-13).

3.4.2. Cấu trúc tổ thành rừng khu vực nghiên cứu

Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi loài cây có một phạm vi phân bố nhất định điều này tùy thuộc vào biên độ sinh thái và đặc điểm sinh thái của từng loài. Sự tồn tại của các loài thực vật tối thích hay không còn tùy thuộc lớn vào các yếu tố tác động bên trong lẫn tác động bên ngoài, mối quan hệ của các loài cây trong cùng điều kiện sống. Tùy vào những thời điểm khác nhau, các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau mà giữa các loài cây có các mối quan hệ khác nhau. Có thể ở một thời điểm hoặc một giai đoạn phát triển nhất định nào đó, giữa các loài cây trong cùng một hoàn cảnh sống có mối quan hệ tương hỗ, ngược lại có thể là mối quan hệ cạnh tranh.

Để xác định cấu trúc tổ thành của các loài cây tại khu phân bố bách vàng nhằm thiết kế các mô hình trồng rừng hỗn giao cũng như xác định những loài thường đi kèm với loài Bách vàng trong tương lai, trong quá trình điều tra chúng tôi đã tiến hành đo đếm và tổng hợp được 25 loài cây gỗ lớn chính yếu, với tần suất xuất hiện nhiều trong cả 8 OTC được lập (Phụ lục 14-17).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.6 Thành phần các loài cây tại 8 OTC

STT Tên Việt Nam Loài cây Tên khoa học

1 Bách vàng Xanthoxyparis vietnamensis Fajon & Hiep 2 Bằng lăng ổi Lagerstroemica calyculata Kurz.

3 Chân chim 8 lá Schefflera heptaphylla (L.) Frodin

4 Chắp tay Symingtonia tonkinensis (Lecte.) Van Steen

5 Chẹo tía Engelhardtia roxburghiana Wall.

6 Đa lông ba thân Ficus benghalensis

7 Du Ulmus lancifolia Roxb.

8 Đuôi ngựa Rhoiptelea chiliantha DIELS&HAND.- MAZZ.

9 Giẻ Castanopsis tonkinensis Seemem

10 Giẻ lá nhọn Lithocarpus corneus (Lour.) Rehd. 11 Giống cây thôi chanh Alangium chinense (Lour.) Harms 12 Hồ đào núi Platycarya strobilacea Sieb. & Zucc. 13 Kháo Machilus thungergii Sieb. & Zucc.

14 Sến Sinosidenroxylon bonii Aubr.

15 Sến đất Trung Hoa Sinosidenroxylon Wgtianum

16 Sến mật Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam

17 Sồi Lithocarpus corneus (Lour.) Rehd.

18 Thích Acer oblongum Wall ex. DC

19 Thích bắc bộ Acer tonkinensis Lec.

20 Thiết sam Tesuga chinensis

21 Thiết sam giả Pseudotsuge brevifolia W. C. Cheng&L.K.Fu

22 Thông tre Podocarpus pilgeri Foxw

23 Thông tre lá ngắn Podocarpus brevifolius

24 Trâm Syrygium formosum (Wall.) Masam

25 Trâm lá nhỏ Syzygium cinerium Wall.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra thực địa

Trên đây là thành phần các loài cây xác định được tại những OTC có sự tồn tại của loài Bách vàng. Đối với tầng cây cao, chúng ta nhận thấy rằng số lượng các loài cây không đa dạng. Đặc biệt là tầng cây cao, là đối tượng khai thác mạnh mẽ nhất của người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Qua kết quả điều tra về thành phần loài cây tại 08 OTC như trên, chúng tôi đã tiến hành xử lí, phân tích các số liệu thu thập được và tính toán đã xác định được kết quả cụ thể về tổ thành các loài cây tại khu phân bố Bách vàng như sau.

Bảng 3.7 Tổ thành tầng cây cao

Ghi chú: LK = Loài khác

OTC Công thức tổ thành

1 3.95 Bách vàng + 1.32 Thiết sam giả + 1.05 Thông tre + 0.53 (giẻ lá nhọn, Sến đất Trung Hoa, Trâm) + 3.15 LK

2 1.82 Trâm + 1.52 (Giẻ, Thích) + 1.21 Thiết sam + 5.45 LK 3 0.95 Trâm lá nhỏ + 9.05 LK

4 5.9 Thích bắc bộ + 1.2 Thiết sam + 0.6 Thiết sam giả + 0.6 Trâm + 0.6 Sến đất Trung Hoa + 0.6 Sến + 0.5 LK

5 4.0 Đuôi ngựa + 0.5 Giẻ + 0.5 Du + 1.0 Kháo + 1.5 Hồ đào núi + 2.0 Giẻ lá nhọn + 0.5 Giống cây thôi chanh

6 4.52 Thông tre lá ngắn + 3.55 Trâm lá nhỏ + 0.99 Thiết sam + 0.94 LK

7 0.2 Thông tre + 0.67 Bằng lăng ổi + 1.3 Chắp tay + 0.2 Chẹo tía + 1.3 Sồi + 1.3 Thiết sam giả + 0.67 Chân chim 8 lá + 0.67 Trâm

8 1.5 Thích + 0.5 Đa lông ba thân + 2.0 Chắp tay + 1.0 Thiết sam + 1.0 Sến mật + 1.5 Thông tre + 1.5 Thiết sam + 1.0 LK

Nguồn: Số liệu điều tra thực địa

Ca Thành là xã có địa hình chủ yếu là núi đá vôi, mặt khác Ca Thành có phân bố về mặt địa lý vừa cao so với mực nước biến và cao theo vĩ độ nên các loài cây lá rộng có độ đa dạng thấp. Mặt khác, với nhu cầu sử dụng lâm sản ngày càng tăng lên nhanh chóng như hiện nay, thì trữ lượng rừng chắc chắn sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, Ca Thành là nơi định cư của hàng trăm hộ dân người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

cao, ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên còn là một khái niệm mới lạ đối với họ, hơn nữa đời sống dân sinh kinh tế còn nghèo nàn và lạc hậu, cuộc sống của họ vẫn phụ thuộc nhiều vào rừng. Do vậy, tình trạng rừng bị khai thác cạn kiệt tài nguyên vẫn còn xẩy ra, đe dọa đến nhiều loài cây, đặc biệt là những loài cây hiếm, có số lượng rất ít ngoài tự nhiên như Bách Vàng.

Bảng số liệu tổng hợp 3.7 cho thấy, hiện nay số lượng loài còn lại rất ít. Điều đó chứng tỏ độ đa dạng sinh học của thực vật rừng Ca Thành đang giảm xuống. Do vậy, trên thực tế cần phải có các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, bên cạnh đó cần đẩy mạnh các biện pháp xử lý nghiêm để kịp thời đẩy lùi thực trạng này.

3.5. Một số đặc điểm về tái sinh của Bách vàng

Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng, đó là sự xuất hiện của thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng, trên đất rừng sau khai thác hoặc sau nương rẫy, các cây con sẽ thay thế cây già cỗi. Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Tái sinh rừng là sự thay thế thế hệ cây già cỗi bằng thế hệ cây mới theo quy luật sinh tồn và diệt vong của tự nhiên (Lê Mộng Chân, 2001; Thái Văn Trừng, 1998) [2] [8].

Theo người dân địa phương, trong nhiều năm trở lại đây, tình hình khai thác Bách vàng diễn ra mạnh mẽ, một số người dân thường nhổ cây con về trồng tại vườn nhà. Cây Bách vàng trưởng thành bị người dân chặt lấy gỗ đem bán hoặc làm nhà hoặc sử dụng làm gỗ thông thường nên số lượng khai thác hàng năm rất lớn, trữ lượng Bách vàng giảm xuống rất nhanh chóng, vì vậy đã làm ảnh hưởng đến sự tái sinh của loài Bách vàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Theo một số người dân, đến nay khi người dân đã biết sơ qua về việc cấm khai thác loài cây này trên địa bàn xã, đồng thời trong thời gian gần đây lực lượng kiểm lâm bảo vệ tài nguyên rừng ở đây khá chặt chẽ, tuy nhiên vẫn còn nhiều người dân cố tình vào rừng khai thác trộm, bất chấp mọi hoạt động ngăn cấm của chính quyền địa phương. Do vậy, Bách vàng hiện nay vẫn chưa thực sự được bảo vệ một cách tuyệt đối, trữ lượng loài cây này vẫn ngày ngày giảm xuống ngoài tự nhiên.

3.5.1. Hình thức tái sinh và chất lƣợng cây tái sinh

Thông qua đo đếm tại thực địa chúng tôi đã thu thập được các thông tin chi tiết về đặc điểm tái sinh của một số loài mọc cùng Bách vàng trong quá trình điều tra.

Bảng 3.8 Hình thức tái sinh và chất lƣợng của cây tái sinh

Loài SL Hình thức TS Chiều cao Chất lƣợng <20 20 - < 40 40 - < 60 60 - < 80 80<1 00 >1 00 T TB X Hạ t Ch ồi Giẻ 2 0 1 1 1 0 0 0 0 2 0 0 Sồi 2 0 2 1 1 0 0 0 0 0 2 0 Thiết sam giả 23 0 23 9 3 2 1 5 3 0 23 0 Thông tre lá ngắn 26 26 0 12 6 5 2 1 0 0 26 0 Trai đỏ 5 5 0 2 1 1 0 0 0 5 0 0 Tổng 58 31 26 25 12 8 3 6 3 7 51 0

Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra thực địa

Nhìn chung, số lượng các loài cây tái sinh rất ít và trong số các loài cây tái sinh được phát hiện và đo đếm cho thấy, đa số cây đều có chất lượng thấp, có tổng số 51 cây đạt chất lượng trung bình (chiếm 88%) trong tổng số các loài cây tái sinh tại khu phân bố Bách vàng, còn lại hơn 12% là các loài cây khác có chất lượng tốt, đặc biệt tất cả các cây đều tái sinh từ hạt (100%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Trong số những cây tái sinh được tìm thấy, số cây đạt chiều cao dưới 20cm chiếm tỉ lệ cao nhất 25 cây (44%), những cây với chiều cao trong khoảng 60- 100cm có tỉ lệ thấp nhất (chiếm 5%).

Qua bảng trên, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng, hình thức tái sinh chủ yếu của các loài cây ở đây chủ yếu là từ chồi, ngoại trừ thông tre tái sinh từ hạt. Điều này có thể là do đặc điểm thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là rừng núi đá vôi nên việc tái sinh bằng hạt của các loài cây khó khăn hơn so với vùng rừng núi đất, đặc biệt là hạt của nhũng loài cây lá kim, có thời gian nảy mầm tái sinh kéo dài.

Bảng 3.9 Hình thức tái sinh và chất lƣợng cây Bách vàng tái sinh

Số hiệu tuyến Cấp chiều cao và chất lƣợng Nguồn gốc 0 – 50 cm 50 – 100 cm > 100 cm T TB X T TB X T TB X Hạt Chồi Tuyến 1 0 2 3 0 0 0 0 0 0 0 5 Tỉ lệ (%) 0 50 30 0 0 0 0 0 0 0 0 Tuyến 2 0 2 7 0 0 0 0 0 0 0 9 Tỉ lệ (%) 0 50 70 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng (8 tuyến) 0 4 10 0 0 0 0 0 0 0 14

Nguồn: Số liệu điều tra thực địa

Theo bảng tổng hợp trên chúng ta thấy, loài Bách vàng tái sinh rất thưa thớt. Chỉ phát hiện thấy Bách vàng tại 02 trong tổng số 08 tuyến điều tra, trong đó, tuyến 01 có 05 cây được phát hiện và tuyến 2 phát hiện thấy 09 cây, các tuyến khác không phát hiện thấy sự xuất hiện của Bách vàng tái sinh. Nguyên nhân có thể là do số lượng cây mẹ cung cấp giống hiện còn lại rất ít (19 cây), hoặc nhiều hạt đang ở thời kỳ “ngủ” nên tại thời điểm nghiên cứu chưa kịp nảy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

mầm, cũng có thể cây con bị người dân khai thác để đem đi gây trồng ở những nơi khác...

Tổng số 14 cây Bách vàng tái sinh được tìn thấy đều có chiều cao nằm trong cấp 0-50cm, trong đó 04 cây đạt chất lượng trung bình (chiếm 29%), 2 cây ở tuyến 1 và 02 cây ở tuyến 2) và 10 cây có chất lượng tái sinh xấu (chiếm 71%, 3 cây thuộc tuyến 1 và 7 cây của tuyến 2). Quá trình nghiên cứu không phát hiện thấy cây Bách vàng tái sinh nào đạt chiều cao trên 50cm. Điều này có thể do một số nguyên nhân chính sau:

Những cây Bách vàng tái sinh có chiều cao lớn hơn có thể đã bị người dân địa phương khai thác để trồng

Vì khả năng tái sinh của Bách vàng rất chậm nên tại thời điểm điều tra, những cây tái sinh đang có chiều cao rất thấp

Kết quả điều tra cũng chỉ ra sự khác nhau về số lượng cây tái sinh trong và ngoài tán. Toàn bộ 100% số cây (14 cây) Bách vàng tái sinh đều được tìm thấy trong phạm vi bán kính cây mẹ, không có cá thể nào nằm ngoài bán kính tán cây mẹ và 100% số cây có chiều cao chỉ đạt dưới 1m. Điều này chứng tỏ rằng, khả năng phát tán nguồn giống của loài rất kém

Bảng 3.10 Tỷ lệ phần trăm vị trí tái sinh và số cá thể theo chiều cao

Tuyến Vị trí điều tra

Tỷ lệ % số cá thể theo chiều cao

Tổng số cây Hvn < 1m Hvn > 1m

Số cây Tỉ lệ % Số cây Tỉ lệ % Số cây Tỉ lệ % 1 Trong tán 14 100 14 100 0 0

2 Ngoài tán 0 0 0 0 0 0

Tổng 14 100 14 100 0 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Nhận xét: Theo bảng số liệu thống kê Bảng 3.10 cho thấy, số lượng Bách vàng tái sinh ngoài tự nhiên rất ít, trong Tuyến điều tra số 1, 2 và 3 đã phát hiện tổng cộng 14 cây Bách vàng chỉ được tìm thấy trong giới hạn bán kính tán của 18 cây mẹ, cả 14 cây được phát hiện đều có

nguồn gốc từ chồi (tái sinh từ cành khô Hình 3.4 Bách vàng tái sinh rơi rụng) và có chiều cao trong khoảng 0 – 50cm, và chiều cao trung bình đạt 20 – 30cm, 4 cây có chất lượng tái sinh trung bình và 10 cây còn lại có chất lượng xấu.

Như vậy sự tái sinh của loài Bách vàng không theo một trật tự nhất định và điều này thể hiện thông qua kết quả điều tra trong tổng số 19 cây mẹ được tìm thấy thì chỉ tìm thấy 14 cây Bách vàng tái sinh.

Trong số 14 cây Bách vàng tái sinh, không có cây nào được xác định là tái sinh từ chồi.

Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh rằng, bên cạnh khả năng tái sinh từ chồi, Bách vàng còn có khả năng tái sinh từ hạt tuy mật độ không cao và khả năng tái sinh từ cả chồi và hạt đều rất kém. Đặc biệt, nếu gặp điều kiện khí hậu phù hợp là rừng núi đá vôi, ở những nơi có độ cao lớn, nhiệt độ thấp thì loài có khả năng tái sinh tốt hơn. Đây là một tín hiệu cho thấy, loài có khả năng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái và đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài cây bách vàng tại xã ca thành, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển loài (Trang 40 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)