Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Thuận An (Trang 35 - 48)

2. 1 L nh v ch ot ng ựạ độ

2.1.6.5. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ

- Long não viên: Sản xuất (made in Thuan An)

+ Có tất cả 9 loại sản phẩm, công dụng: khử mùi và xua đuổi côn trùng. + Thị trường tiêu thụ: Trong và ngoài nước thông qua hệ thống phân phối. - Keo Hotmelt: Nhập khẩu 100% từ Malaysia

+ Đa dạng về sản phẩm (có trên 20 loại sản phẩm) với nhiều ứng dụng khác nhau như: dán bao bì giấy, PE, PP, OPP, chai Pet, Gỗ, Gáy sách,…

+ Thị trường tiêu thụ: Đặc thù của sản phẩm này chủ yếu bán trực tiếp cho người tiêu dùng (người tiêu dùng Công Nghiệp), người tiêu dùng ở đây là các nhà máy sản xuất bao bì, thưc phẩm, trang trí nội thất, công nghệ in,…

- Máy phun keo: Nhập khẩu 100% từ Mỹ, sản phẩm này luôn đi đôi cùng keo Hot melt.

2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng 2.2.1. Dịch vụ khách hàng

Long não:

- Mục đích sử dụng: Khử mùi, xua đuổi côn trùng,...

- Thời gian sử dụng: Đặc thù của sản phẩm này để lâu ngày sẽ bị thăng hoa (bay hơi). Vì vậy, lượng hàng đặt hàng cho một đơn hàng cho một đơn vị sẽ không lớn. Từ đó lượng tồn kho phải an toàn cho nhu cầu khách hàng.

- Đối tượng sử dụng: Hộ gia đình, nhà hàng khách sạn, Công ty thủ công mỹ nghệ,... - Tổ chức hệ thống phân phối: Mở rộng kênh phân phối trên toàn quốc thông qua hệ thống siêu thị, thương nhân,...

- Tổ chức chương trình khuyến mãi vào những ngày đặc biệt,...

Keo Hotmelt, máy phun keo:

- Mục đích sử dụng: Kết dính hai bề mặt cần dán lại với nhau bằng phương pháp tự động năng suất cao.

- Lưu kho, dự trữ: Hạn sử dụng, thời gian bảo hành lâu vì vậy việc đặt hàng sẽ với số lượng lớn. Cần có sự chuẩn bị tốt về hàng hoá và kho bãi.

- Đối tượng khách hàng: các Công ty, thương nhân,...

- Tổ chức kênh phân phối: Do đặt thù sản phẩm này trực tiếp bán cho người tiêu dùng cuối cùng (Marketing Công nghiệp) vì vậy chỉ tập trung phát triển kênh phân phối theo vùng miền.

- Tổ chức các khoá đào tạo cho người trực tiếp vận hành và sử dụng sản phẩm nhằm vận hành an toàn, hiệu quả.

- Bảo trì bảo dưỡng: Định kỳ hàng tháng, hàng quý Công ty tổ chức viếng thăm khách hàng đồng thời kiểm tra bảo hành, bảo trì máy móc,...

- Tổ chức chương trình khuyến mãi và các dịp đặt biệt,...

2.2.2. Hệ thống thông tin

Do tính đặc thù của mặt hàng không như các hàng hoá khác, thông thường khách hàng ít khi gặp trực tiếp người bán hàng của Công ty để mua hàng, mà thông tin chủ yếu là qua điện thoại, fax, email. Ngoài ra tông tin còn được thu thập từ bộ phận Logistics.

2.2.3. Hệ thống kho bãi, dự trữ

Hiện nay với hệ thống kho có sức chứa khoảng 120 tấn, tuy nhiên với việc quản lý hàng hoá theo mô hình Min – Max, với điểm Min an toàn.

Với kế hoạch, dự báo nhu cầu chính xác từ bộ phận kinh doanh thì bộ phận kế hoạch luôn đảm bảo lượng hàng xuất sẽ tương ứng với lượng hàng nhập (hoặc lượng hàng sản xuất ra). Như vậy, với lượng tồn kho khoảng 120 tấn là an toàn cho 01 tháng

2.2.4. Hoạt động vận tải

Vận tải đường thủy.

Phương thức vận tải này thường dùng để nhập hàng từ nhà cung cấp về Công ty. Việc thuê và bố trí tàu thường do các nhà cung cấp thực hiện (Công ty nhập hàng theo hình thức CIF). Ngoài ra, một số trường hợp Công ty nhập hàng theo hình thức FOB thì Công ty sẽ tiến hành thuê các đơn vị vận tải. Khâu này Công ty ký hợp đồng trọn gói với công ty dịch vụ xuất nhập khẩu GlobalSun.

Vận tải đường sắt.

Công ty ký hợp đồng vận chuyển với Công ty dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt Hoả Xa với giá ưu đãi cho khách hàng thân thiết và thường xuyên. Chỉ áp dụng cho Miền Bắc.

Vận tải đường bộ.

Hiện tại, đây vẫn là loại hình vận tải chính mà Công ty đang áp dụng là ôtô tải và đội ngũ xe gắn máy (Xe gắn máy giao các đơn hàng nhỏ lẻ không ghép được, giao trong phạm vi gần).

Đối với loại hình vận tải đường bộ, Công ty đang sử dụng cả phương tiện do Công ty đầu tư và phương tiện thuê ngoài, do mỗi phương thức (tự vận chuyển hay

thuê ngoài) đều có ưu và nhược điểm riêng, cần duy trì cả hai để hỗ trợ nhau, ta có thể thấy được ưu nhược điểm của các loại hình vận tải này qua bảng so sánh sau:

Bảng 2.8: SO SÁNH CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI

Hình thức vận tải Ưu điểm Nhược điểm

Tự vận tải - Chủ động trong điều độ

hàng hóa, vận tải.

- Lái xe có trách nhiệm hơn trong việc giao nhận hàng hóa với khách hàng.

- Một số khách hàng có cung đường đi khó khăn, hoặc giao nhận phức tạp sẽ khó điều động phương tiện của Công ty,

Thuê ngoài - Thuận tiện trong việc

điều độ những khách hàng có cung đường khó khăn.

- Trách nhiệm của lái xe trong quan hệ với khách hàng không có nhiều, do vậy nhiều khi làm khách hàng không hài lòng. Nhận thấy được vai trò của cả hai loại hình vận tải này nên Công ty vẫn đang duy trì cả hai hình thức tự vận chuyển và thuê ngoài. Tuy nhiên cơ cấu sản lượng (tự vận tải – thuê ngoài) còn nghiêng nhiều về xe thuê ngoài,

So sánh giữa hai loại hình vận tải đường sắt và đường bộ

Đối với nguồn hàng, nguồn nguyên liệu nhập về kho Công ty, hình thức vận tải bắt buộc phải là đường thủy, do vậy chúng ta quan tâm đến hai loại hình vận tải là đường sắt và đường bộ.

o Về mặt chi phí: Theo thống kê năm 2011, chi phí bình quân của vận tải

bằng đường bộ cao hơn chi phí vận tải đường sắt 20%.

o Các yếu tố khác: Ngoài yếu tố chi phí ra, đánh giá chất lượng vận tải

chúng ta còn quan tâm đến các yếu tố như: Tính thuận tiện, khả năng lưu trữ, tồn kho, an toàn, … xét trên các khía cạnh này thì cơ bản là loại hình vận tải bằng đường sắt có nhiều ưu điểm hơn so với đường bộ. Với sức chứa lớn, ngoài ra loại hình vận tải đường sắt có rủi ro tai nạn thấp hơn so với vận tải ô tô đường bộ. Tuy nhiên, vận tải đường sắt lại có tính linh hoạt thấp hơn so với đường bộ. Vận tải đường bộ chỉ phụ thuộc vào tình hình nguồn hàng, kho bãi (giao và tiếp nhận hàng), chúng ta có thể chủ động hoàn toàn trong vấn đề vậi

tải, còn đối với đường sắt thì lại phụ thuộc vào lịch trình của các chuyến tàu. Bên Đường sắt sẽ không vận chuyển hàng theo được đúng yêu cầu của Công ty về thời gian, các wagon phải gắn liền với các toa chở khách, do vậy thời gian thường cố định theo các tuyến tàu.

2.3. Đánh giá quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH SX TM XNK Thuận An 2.3.1. Ưu điểm

− Hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản cho hoạt động kinh doanh.

− Chất lượng khâu dịch vụ bán hàng đối với các đối tượng khách hàng đã được

thực hiện khá tốt, mang tính chuyên nghiệp cao, đặc biệt là khâu dịch vụ kỹ thuật ngành thiết bị, tự động hoá.

− Hệ thống kênh phân phối rộng rãi, phù hợp với đặc thù từng ngành hàng.

2.3.2. Nhược điểm

− Hệ thống thông tin trong quản trị chuỗi cung ứng còn hạn chế.

− Chất lượng, hiệu quả công tác vận tải còn thấp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa, chưa giảm được chi phí vận tải, dẫn đến giá thành hàng hóa còn cao, gặp khó khăn khi phải cạnh tranh về giá với đối thủ cạnh tranh. Làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.

− Hệ thống kho bãi vẫn còn hạn chế, lượng hàng nhập về giá sẽ biến động (nhập từng đơn nhỏ theo từng thời điểm, vì vậy giá sẽ không ổn định), khó cạnh tranh về giá với đối thủ cạnh tranh.

− Hiệu quả vòng quay kho bãi còn thấp, chưa phối hợp được nhịp nhàng giữa khâu nhập và khâu xuất hàng, dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu hàng (cục bộ), làm phát sinh tăng chi phí vay, gửi hàng.

2.3.3. Nguyên nhân

− Công ty chưa thật quan tâm đến việc đầu tư, ứng dụng hệ thống thông tin trong quản lý, điều hành, tác nghiệp.

− Việc lập dự án, xin đầu tư của Công ty còn gặp nhiều khó khăn do phải qua

nhiều cấp chủ quản.

− Do thị trường keo Hot melt, Long não ở Việt Nam còn mới, cơ chế chính sách

quản lý của Nhà nước đối với loại hình kinh doanh này còn bất cập, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

− Vẫn còn sức ì của mô hình Công ty gia đình.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY TNHH SX TM XNK

THUẬN AN 3.1. Định hướng phát triển của Công ty

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá cao và ổn định. Thu nhập quốc dân theo đầu người tăng dần qua các năm khá cao làm cho đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Do đó nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, cũng như làm nền tảng thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển, từ đó nhu cầu sử dụng keo, máy, long não sẻ tăng cao.

Ngoài ra với ưu thế về một số mặt hàng chưa có đối thủ cạnh tranh nên việc khái phá và phát triển khách hàng trong ngành này rất thuận lợi.

Với sự hỗ trợ, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi (ưu đãi giá, công nợ,...) từ Nhà cung cấp, đó cũng là lợi thế tranh việc mở rộng thị trường tiêu thụ.

Từng bước áp dụng tự động hoá trong khâu sản xuất, từ đó giảm được các chi phí không mong muốn, hàng hoá dồi dào, giá cạnh tranh để phát triển.

Căn cứ vào những phân tích trên, có thể kết luận rằng nhu cầu tiêu thụ trong những năm tới sẽ gia tăng với nhịp tăng trưởng bình quân khoảng 9-12%/năm, cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu xây dựng mở rộng kho tiếp nhận, lưu trữ. Đó là cơ hội để tận dụng cơ hội và ưu thế để phát triển và mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh trong tương lai.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH SX TM XNK Thuận An.

3.2.1. Xây dựng chương trình quản lý khách hàng hợp lý, tăng cường công tác dịch vụ khách hàng

Một nội dung rất quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng là đảm bảo sự tham gia rộng rãi và chủ động, tích cực của toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp, kể cả cán bộ quản lý lẫn công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất hay là người cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Các đối tác trong chuỗi cung ứng đều cần được xem là khách hàng (chứ không phải chỉ là người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp). Do vậy, khi thực hiện quản lý chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng được mở rộng và đòi hỏi chất lượng của nó phải được nâng cao, hoàn thiện không ngừng.

Như phân tích ở phần trên, hiện tại khâu quả lý, chăm sóc khách hàng cũng như bộ phận tiếp nhận thông tin của Công ty còn nhiều bất cập, mang tính thủ công.

Để khắc phục được hạn chế này, Công ty nên xây dựng một chương trình quản lý khách hàng.

Nội dung chương trình: Chương trình quản lý khách hàng là một phần mềm chạy trên máy tính, được kết nối với điện thoại của bộ phận tiếp nhật đơn hàng (bộ phận điều độ hàng hóa). Khi khách hàng gọi điện đến bộ phận tiếp nhận đơn hàng, máy tính sẽ hiện lên tất các thông tin về khách hàng, như:

• Tên khách hàng

• Mã khách hàng

• Địa chỉ khách hàng

• Điện thoại, Fax

• Loại bình, số lượng bình quân/lần đặt hàng

• Thời gian mua hàng gần nhất

• ….

Khi đó, người tiếp nhận đơn hàng sẽ có được các thông tin cần thiết và chỉ cần hỏi lại khách hàng, không cần phải mất công ghi chép, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với khác hàng.

Ngoài ra, tại một thời điểm bất kỳ, chương trình có thể chạy ra bản báo cáo tiêu thụ, trong đó có cả thông tin về tiến độ mua hàng của khách hàng. Với công dụng này, người bán hàng có thể biết được tần suất mua hàng của từng khách hàng, biết được khách hàng lấy hàng nhiều nhất, nhanh nhất, lâu nhất…. Nếu có trường hợp lâu hơn tần suất thông thường thì sẽ có kế hoạch kiểm tra thông tin, nhắc nhở kế hoạch đặt hàng.

Qua tìm hiểu thông tin thì việc viết chương trình này là hoàn toàn thực hiện được với kinh phí ở mức vừa phải..

3.2.2. Tổ chức lại công tác vận tải hàng hoá

Sản phẩm hàng hoá, dịch vụ sẽ không còn nhiều giá trị, thậm chí là không có giá trị khi được cung cấp cho khách hàng không đúng thời gian, địa điểm. Chẳng hạn, một chiếc vé xem chương trình ca nhạc đến được tay khách hàng trước thời điểm diễn ra chương trình mấy phút thì dù chương trình có hay đến đâu thì chiếc vé đó cũng không còn giá trị nữa, một ly nước đá được cung cấp tại một nơi vui chơi thể thao, giải trí (nơi mà nhu cầu tiêu dùng trở nên bức thiết) sẽ có giá trị hơn nhiều khi được cung cấp tại nhà khách hàng…

Hiện tại, khâu vận tải hàng hóa của Công ty còn nhiều bất cập. Tỷ lệ vận tải thuê ngoài còn cao. Mặt khác, do là ngành hàng đặc thù nên thời gian, địa điểm giao hàng là rất quan trọng, và đa số lái xe sẽ là người đại diện cho Công ty trực tiếp đứng ra giao nhận hàng hóa với khách hàng.

Do vậy, tính chuyên nghiệp của lái xe là rất cần thiết. Một mặt giữ được uy tín với khách hàng, mặt khác tạo hiệu quả từ việc giảm thiểu chi phí vận tải. Hiện tại các đơn vị vận tải thuê ngoài đều hoạt động tốt, có hiệu quả; họ sẵn sàng đáp ứng nhu đủ mọi nhu cầu thuê vận tải của Công ty. Do vậy, việc Công ty tự tổ chức vận tải chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn, giảm được chi phí vận tải so với đi thuê phương tiện từ bên ngoài.

Thành lập đội vận tải chuyên trách

Tổ chức triển khai thực hiện:

- Nguồn vốn tài trợ: Xin vay vốn ưu đãi.

- Nhân lực: Phòng Tổ chức – Hành chính khảo sát, tính toán nhu cầu nhân sự để thuyên chuyển và tuyển mới đáp ứng đủ nhu cầu của đội vận tải.

- Tính quan trọng ở đây không thể hiện ở chi phí, mà thể hiện nhiều trên góc độ dịch vụ khách hàng. Thị trường ngày một mở rộng, vấn đề giao thông lại ngày một khó khăn do các phương tiện tham gia giao thông không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi chiếm tỷ trọng lớn sản lượng bán ra của Công ty. Ngoài việc bố trí nhân viên trực bán hàng liên tục thì vấn đề đào tạo cho nhân viên giao hàng cũng rất quan trọng, ngay từ việc đơn giản nhất là biết đường đi gần nhất, nhanh nhất từ cửa hàng đến địa điểm giao hàng để giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, đặc biệt là trong giờ cao điểm, có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông.

- Bố trí ca làm việc hợp lý, nhằm khai thác tối đa năng lực của kho tồn trữ, cũng như năng lực vận tải của Công ty.

3.2.3. Phối hợp tốt giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận xuất nhập khẩu để giảm thiểu chí phí vay, gửi hàng.

Bên cạnh nguyên nhân bố trí ca làm việc chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng lãng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Thuận An (Trang 35 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w