Các kiến nghị nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 31 - 34)

thế nào và phải giải quyết ra sao ?...

- Chưa hoà nhập nhiều đối với thế giới mà mới chỉ tập trung ở thị trường trong nước. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ chú trọng đến công việc cụ thể, làm ngành nào thì tập trung vào ngành đấy, không đi sâu mở rộng vào lĩnh vực khác và cũng ít tìm hiểu xem thế giới như thế nào, hoạt động của mình như vậy liệu có phát triển kịp với thị trường thế giới hay không ?...

3. Các kiến nghị nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp nghiệp

Nhà nước có những điều luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các ủy viên Hội đồng quản trị công ty trên cơ sở tham khảo những thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty ở trong và ngoài nước để làm chuẩn mực, nguyên tắc tối thiểu cho các công ty ở Việt Nam. Trong khi thi hành những điều luật này, Nhà nước định kỳ tổng kết và bổ sung để cho khuôn khổ pháp luật ngày càng hoàn chỉnh.

Thành lập Hội các nhà quản trị doanh nghiệp và Hội sẽ từng bước dự thảo, ban hành, xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực nghề nghiệp và chuẩn mực đạo đức của nghề quản trị doanh nghiệp bao gồm cả trách nhiệm xã hội đối với từng loại doanh nghiệp. Hội sẽ áp dụng những biện pháp thích hợp để những nguyên tắc và chuẩn mực này được tôn trọng.

Định kỳ biên soạn và xuất bản các cẩm nang và các sách báo, trang chuyên đề về nghề quản trị doanh nghiệp nhằm cập nhật những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mới nhất của thế giới và trong nước.

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và trung hạn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho các ủy viên Hội đồng quản trị công ty CP, thành viên Hội đồng công ty TNHH và những người có triển vọng làm quản trị viên các công ty do các nhà quản trị nổi tiếng, các chuyên gia trong nước và nước ngoài giảng dạy. Tiến tới việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các quản trị viên và các ủy viên Hội đồng công ty. Hình thành được một đội ngũ đông đảo các quản trị viên chuyên nghiệp, có phẩm chất, có kiến thức và kỹ năng để đại diện trung thành và hữu hiệu cho mình (trường hợp tự bỏ vốn) và cho các nhà đầu tư (những người bỏ vốn trực tiếp vào các công ty nhưng không có điều kiện trực tiếp quản lý công ty)....

Có 3 khuynh hướng trong đào tạo nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay: Khuynh hướng thứ nhất, theo sự phát triển của thế giới, là đào tạo

những kiến thức quản lý chung. Khuynh hướng thứ hai tập trung vào những người trẻ tuổi, họ chưa am hiểu và chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên môn của mình, và do đó, họ sẽ được đào tạo chuyên sâu về quản lý tài chính, marketing, nhân sự... Khuynh hướng thứ ba thuộc về những người đã từng làm quản lý nhưng không có điều kiện đi học. Họ có nhiều kinh nghiệm trong công việc và thấy cần thiết phải nâng cao các kỹ năng quản lý của mình, và họ thường tập trung nghiên cứu về kinh doanh quốc tế.

KẾT LUẬN

Việt Nam ta đang hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Đất nước ta, cũng như từng doanh nghiệp Việt Nam nếu không có những nhà quản lý giỏi thì sẽ thua dài dài, và sẽ biến thành thị trường tiêu thụ hành hoá ế thừa của các nước. Cho nên, Đảng và Nhà nước cần có những thay đổi cơ bản trong việc bầu cử, tuyển chọn đào tạo, mới chọn được những người tài về quản lý. Đôi ngũ những người lo ấy chính là chủ lực của đất nướcthế kỉ XXI. Nhưng phải có cơ chế đúng đắn mới phát huy hết khả năng của họ. Nhà quản lý là người độc lập trong suy nghĩ và quyết đoán trong hành động. Phải tôn trọng sự tự chủ của họ, nếu không giỏi lắm họ cũng trở thành người hoàn thiện nhiệm vụ trên giao chứ không thể tạo ra cái mới đột biến mang lại hiệu quả lớn hơn.

Nếu nhà quản lý mà không được hưởng thu nhập tương xứng, dù tinh thần cách mạng có cao, họ cũng phải chào thua, đi làm cho người tôn trọng mình hơn. Đấy, muốn là đội ngũ các nhà quản trị giỏi trong tương lai thì bây giờ phải cấp tốc đổi mới công tác quản lý cán bộ. Cần thiết nhất bây giờ là có những nhà quản lý cán bộ giỏi. Nhà quản lý cán bộ giỏi mới đẻ ra những nhà quản lý kinh tế xã hội giỏi hơn trong tương lai.

Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) được thành lập 23/10/2007 với sự tham gia của gần 200 thành viên là CEO các tập đoàn, doanh nghiệp...trên toàn quốc, là một bước mở đầu rất quan trọng để thúc đẩy các điều kiện nói trên. Chúng ta có quyền hy vọng trong những thập kỷ tới, cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những bước phát triển đầy ấn tượng. Trong sự phát triển đó, hy vọng công đầu sẽ thuộc về các Nhà quản trị doanh nghiệp đầy tâm huyết và tài năng của chúng ta.

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 31 - 34)