Trong đó:
w(m/s) và D(m): Vận tốc ban đầu (tức vận tốc thoát ra) của luồng khói và đường kính ban đầu (bằng đường kính miệng ống khói);
u(m/s): Vận tốc gió.
Nhược điểm của công thức (1.7) là chưa tính đến lực nổi của luồng khói, tức trường hợp khí thải nóng (có độ chênh nhiệt độ giữa khói và môi trường xung quanh).
1.7.2. Công thức của Holland J.Z. [2,7]
Để xác định độ cao dâng ∆H người ta có thể sử dụng hình chụp luồng khói trong điều kiện thực tế và trong phòng thí nghiệm. Một trong số các công thức xác
định ∆H theo cách trên được Holland J.Z. thu được từ kết quả ảnh chụp các luồng khói từ 3 ống khói lò hạt nhân tại Oak Ridge (Hoa Kỳ):
( 5 ) 1 H 1.5w D 4.1 10 Q u − Δ = × + × × (1.8) Trong đó: Q(cal/s) là năng suất nhiệt của luồng khói; D(m): Đường kính ban đầu (bằng đường kính miệng ống khói).
Công thức (1.8) áp dụng cho trường hợp khí quyển trung tính. Đối với trường hợp khí quyển ổn định, kết quả cần tăng thêm 10 – 20%, và ngược lại – đối với trường hợp khí quyển không ổn định – giảm bớt 10 - 20% .
Thực chất của công thức (1.8) là bổ sung công thức (1.7) của Rapp R.R. thành phần thứ hai (do lực nổi) khi đưa vào trị số Q, được tính bằng công thức:
p
Q G c= × × ΔT (1.9) Trong đó G(kg/s) và cp(cal/kg.K) là lưu lượng của luồng khói và tỉ nhiệt đẳng áp của khói; ∆T = Tk−Txq: Hiệu số nhiệt độ của luồng khói và không khí xung quanh.
Một công thức khác của Holland J.Z. xác định độ cao dâng của luồng khói ∆H nhằm áp dụng tính toán khuếch tán chất ô nhiễm theo mô hình Gauss:
3 k w D T H 1.5 2.68 10 P D u T − ⎡ ⎤ × Δ Δ = ×⎢ + × × × × ⎥ ⎣ ⎦ (1.10)
Trong đó: P(mbar) là áp suất khí quyển; D(m): Đường kính ban đầu (bằng đường kính miệng ống khói); w(m/s): Vận tốc ban đầu của luồng khói; u(m/s): Vận tốc gió; ∆T = Tk −Txq: Hiệu số nhiệt độ của luồng khói và không khí xung quanh.