c. HgS
HgS màu đen là sunfua có độ tan nhỏ nhất ( THgS = 1,6 x 10-52 ). Không tan cả trong dung dịch HNO3 đun nóng, chỉ tan trong dung dịch nước cường thuỷ. Chính vì vậy HgS kết tủa được trong các dung dịch axit mạnh có nồng độ cao bằng dung dịch khí H2S.
3HgS + 6HCl + 2HNO3 → 3HgCl2 + 3S + 2NO + 4H2O
3.5.6. Phản ứng nhận biết các cation nhóm 5
a. Cation Cd2+
Dung dịch H2S trong nước (nước H2S) đẩy được CdS màu vàng từ dung dịch axit có pH lớn hơn hay bằng 0.
b. Cation Cu2+
Thuốc thử thông dụng đối với ion Cu2+ tồn tại trong dung dịch axit là dung dịch NH3 đặc. Dung dịch thuốc thử này tạo phức Cu(NH3)42+ màu xanh lam đậm rất đặc trưng.
c. Cation Ni2+
Phản ứng đặc trưng của Ni2+ là phản ứng của nó với thuốc thử hữu cơ đimetylglioxim (H3CCNOH)2 trong dung dịch amoniac tạo thành kết tủa màu đỏ cánh sen sẫm rất đặc trưng. Đây là phức vòng càng không tan trong NH3nhưng tan trong các dung dịch axit vô cơ loãng. Có thể phát hiện Ni2+ bằng phản ứng nhỏ giọt dùng thuốc thử này khi có mặt trong dung dịch hỗn hợp hầu hết các cation khác
Phản ứng tiến hành như sau: Nhỏ lên trên giấy lọc một giọt dung dịch Na2HPO4, chấm vào giữa giọt đó một giọt dung dịch phân tích rồi nhỏ lên giữa vết chấm dung dịch đimetylglioxim. Nừu có mặt ion Ni2+ sẽ thấy một vết hồng hoặc đỏ cánh sen xuất hiện.
d. Cation Co2+
Dung dịch thuốc thử SCN- tạo với ion Co2+ ion phức Co(SCN)42- màu xanh được chiết bằng rượu isoamylic. Phản ứng đó rất nhạy và rất đặc trưng với ion Co2+. Chỉ các ion Fe3+ và Cu2+ ngăn cản. Fe3+ đã được tách trong nhóm 4. Cu2+ được che bằng dung dịch Na2S2O3. Vì vậy, ta tìm Co2+ khi có mặt Cu như sau: thêm dung dịch Na2S2O3 vào rồi thêm lần lượt dung dịch SCN- và rượu isoamylic, lắc hỗn hợp. Nếu có mặt ion Co2+ lớp rượu isoamylic sẽ hoá xanh.
e. Phản ứng của cation Hg2+
Pha loãng dung dịch axit chứa ion Hg2+ rồi cho một lá đồng mỏng nhỏ vào. Sau một lúc lấy nó ra, nếu có Hg2+ lá Cu ban đầu màu đỏ sẽ chuyển sang sáng như bạc, do Hg bị đẩy ra tạo thành hỗn hống với Cu: