Bảng 2.8: Cơ cấu vốn huy động theo hình thức huy động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc sơn (Trang 40 - 42)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số dư trọngTỷ (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tiền gửi 1.718.071 97,78 2.312.677 97,76 2.827.954 97,60 GTCG 40.095 2,22 52.814 2,24 69.536 2,40 Tổng vốn huy động 1.758.166 100 2.365.491 100 2.897.490 100

( Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011, 2012, 2013)

Nhìn vào bảng 10 và biểu đồ 2.6 có thể thấy hình thức huy động vốn bằng nhận tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng vốn huy động và luôn ổn định ở mức trên 97%. Trong giai đoạn 2011 – 2013 thì huy động vốn qua nhận tiền gửi và GTCG đều tăng.

Đối với hình thức nhận tiền gửi thì năm 2012 chi nhánh huy động tăng so với năm 2011 là 594.606 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 34,61%. Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 515.277 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 22,28%.

Đối với hình thức huy động vốn qua GTCG thì năm 2012 tăng so với năm 2011 là 12.719 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 31,72%. Năm 2013 huy động tăng so với năm 2012 là 16.722 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 31,66%.

Như vậy đối với hình thức huy động vốn truyền thống là nhận tiền gửi thì ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì sự tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó hình thức huy động mới là GTCG, ngân hàng đã có những bước tiến mới, góp phần đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn của ngân hàng, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn, đồng thời cũng làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

2.3. Hiệu quả huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động quan trọng, mang tính chất nền tảng, tạo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy cần thiết phải đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn để có những biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn cũng như hiệu quả các hoạt động khác, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Dưới đây là một số chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

2.3.1. Đánh giá hiệu quả huy động vốn qua các chỉ tiêu định lượng

2.3.1.1. Chi phí huy động vốn

Đây là chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng do trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng thì chi phí huy động vốn chiếm tỷ trọng rất lớn. Do đó, khi đánh giá hiệu quả huy động vốn thì đây là chỉ tiêu đầu tiên mà các nhà quản trị ngân hàng quan tâm. Trong chi phí huy động vốn thì bao gồm chi phí trả lãi và chi phí khác, cụ thể được đánh giá qua các chỉ tiêu dưới đây.

- Chi phí trả lãi

Mỗi nguồn vốn ngân hàng huy động được đều phải trả một mức chi phí nhất định. Vì vậy, để đánh giá chi phí trả lãi của ngân hàng cần sử dụng một số chỉ tiêu như sau:

Bảng 2.9: Chỉ tiêu đánh giá chi phí trả lãi

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sóc sơn (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w