Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 36 - 40)

II. Thị trường chứng khoán ở Việt

2. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán

Hiện nay, khi Việt Nam thực hiện hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng lại mở ra những vận hội lớn cho tăng trưởng xuất nhập khẩu, tăng đầu tư, tăng chu chuyển vốn, từ đó có điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển.

Một số giải pháp cơ bản cho thời gian tới:

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm triển khai hướng dẫn Luật Chứng khoán (đã có hiệu lực từ 1-1-2007) theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng bộ với các quy định khác của pháp luật Việt Nam, nhưng phải phù

hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, trong đó chú trọng kiểm soát các hoạt động kinh doanh đối với thị trường OTC để bảo đảm sự ổn định của thị trường và cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tránh sự thao túng thị trường của những nhà đầu tư này.

- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính (bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn), tạo điều kiện tốt và thông thoáng hơn theo các cam kết khi gia nhập WTO cho việc phát triển các nhà đầu tư là doanh nghiệp, các định chế tài chính trung gian và các tổ chức phụ trợ trên thị trường, song phải đảm bảo khả năng cạnh tranh trong điều kiện mới, có nghĩa là phải năng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Nâng cao năng lực hoạt động của thị trường chứng khoán trên cơ sở hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, trước hết là ở các trung tâm giao dịch chứng khoán và các nhà đầu tư là doanh nghiệp. Đồng thời với việc này là tăng cường tính công khai và minh bạch của thị trường chứng khoán từ việc công bố thông tin, cáo bạch, báo cáo hoạt động của các nhà đầu tư là doanh nghiệp và các định chế liên quan khác .

- Chú trọng đào tạo cho đội ngũ những nhà quản lí, những người tham gia

kinh doanh chứng khoán, và các nhà đầu tư. Đi đôi với việc này là tăng cường tuyên truyền để nhiều người cùng biết và định hướng đúng đắn cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư kiểu phong trào như vừa qua.

- Tăng cường hoạt động giám sát đối với thị trường chứng khoán nhằm

giảm thiểu rủi ro, cảnh báo và ngăn chặn sớm sự đổ vỡ của các nhà đầu tư. Cần chú trọng tăng cờng thanh tra giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại để hạn chế tác động tiêu cực liên quan đến thị trường chứng khoán như:

+ Chấn chỉnh việc cho vay của ngân hàng thương mại đối với công ty chứng khoán để kinh doanh trên thị trường chứng khoán, đồng thời tăng cường giám sát hoạt động của các công ty này theo các quy định hiện hành về kinh doanh chứng khoán.

+ Chú trọng giám sát nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của thị trường chứng khoán, chống nhà đầu tư nước ngoài thao túng thị trường, đảm bảo tính công khai và minh bạch trong hoạt động của các công ty chứng khoán và các định chế trung gian.

+ Tiến tới thành lập cơ quan giám sát thị trường tài chính (sau năm 2010) để thực hiện chức năng giám sát và bảo đảm an toàn cho toàn bộ thị trường tài chính trên cơ sở phát triển của thị trường chứng khoán, hệ thống ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác.

KẾT LUẬN

Thị trường chứng khoán với tư cách là thị trường vốn dài hạn sẽ chỉ có thể phát triển trên cơ sở một nền kinh tế hát triển cao, hệ thống tiền tệ, tỉ giá ổn định và hệ thốn các thị trường vốn ngắn hạn đã thiết lập, hoạt động trôi chảy và hiẹu quả.

Thị trường chứng khoán đánh dấu sự phát triển cao nhất cảu một nền kinh tế thị trường, nên quá trình thiết lập thị trường chứng khoán ở Việt Nam cũng như việc tiếp tục phát triển nó sau này đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các giải pháp trên mọi phương diện nhằm tạo ra các tiền đề về kinh tế, pháp lý, kỹ thuật, tổ chức và diều kiện con người với mục tiêu chung là phát triển nền kinh tế Việt Nam ngang tầm với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán – NXB Chính trị quốc gia.

2. Luật chứng khoán – NXB Tài chính.

3. Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010.

4. Đại từ điển kinh tế thị trường - Viện nghiên cứu & phổ biến tri thức Bách Khoa.

5. Hướng dẫn thực hành thị trường chứng khoán Việt Nam – NXB Thống kê.

6. Website Ủy ban CK Nhà nước (ssc.gov.vn); Sở giao dịch CK thành phố HCM (vse.org.vn); TT giao dịch CK Hà Nội (hastc. org.vn) .

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w