Một số mặt tích cực

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 30 - 33)

II. Thị trường chứng khoán ở Việt

4. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

4.1 Một số mặt tích cực

Năm 2006 và đầu năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về khuôn khổ pháp luật, hàng hóa cũng như hệ thống các tổ chức tài chính trung gian. Hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán trở nên rất sôi động và đã thu hút được một khối lượng vốn khá lớn thông qua hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, đấu giá cổ phần lần đầu của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá. Nhìn tổng thể, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò tích cực của mình đối với nền kinh tế, thể hiện qua một số điểm sau:

- Luật Chứng khoán được Quốc hội Việt Nam thông qua vào tháng 6/2006, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007 đã có nhiều quy định theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đúng lộ trình cam kết, đàm phán gia nhập WTO: mở rộng

phạm vi điều chỉnh về chào bán chứng khoán ra công chúng; quản lý giám sát thông qua cơ chế công bố thông tin của các công ty đại chúng, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư; cho phép doanh nghiệp Việt Nam niêm yết tại các sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài; tăng cường tự quản cho các thị trường giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán theo hướng là những tổ chức hoạt động độc lập, tự chủ tài chính và chịu sự quản lý giám sát bằng công cụ pháp luật từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; cho phép mở chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài và thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; thành lập công ty đầu tư chứng khoán (quỹ đầu tư chứng khoán dạng pháp nhân đầy đủ) tại Việt Nam…

- Quy mô thị trường chứng khoán có tổ chức ngày càng mở rộng. Tính đến tháng 11/2007, sàn HOSE đã có 129 mã cổ phiếu được niêm yết và sàn HaSTC với số lượng là 101 mã. Tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 423.000 tỷ đồng, chiếm 40% GDP (vượt xa kế hoạch mục tiêu trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010 là 10-15% GDP).

Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán ngày càng đông đảo, trong đó có một số tên tuổi của các nhà đầu tư chứng khoán quốc tế như Dragon Capital, JP Morgan, Merryll Lynch, Citigroup… Tính đến thời điểm hiện tạiđã có hơn 400 tổ chức và gần 6.600 NĐT cá nhân nước ngoài được cấp mã số giao dịch.

- Thị trường chứng khoán bước đầu khẳng định vị trí của mình như một kênh dẫn vốn dài hạn cho nền kinh tế. Ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp huy động vốn thành công qua thị trường chứng khoán. Nhìn chung, các công ty niêm yết đều có mức tăng trưởng khá cả về doanh thu và lợi nhuận, trình độ quản lý, trình độ quản trị công ty được nâng cao, tính công khai, minh bạch ngày càng được tăng cường, do đó càng thuận lợi trong huy động vốn.

Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu của các Ngân hàng, Tổng công ty cũng gia tăng. Ngân hang Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát hành 3.350 tỷ đồng và đã được đưa vào niêm yết trên thị trường chứng khoán. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) đã phát hành 2.600 tỷ đồng; công ty chứng khoán Sài Gòn đã phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi…

- Hệ thống các tổ chức trung gian được hình thành, phát triển và tích luỹ được những kinh nghiệm bước đầu trong hoạt động trên thị trường chứng khoán. Tính dến tháng 11/2007 đã có 62 công ty chứng khoán hoạt động trong các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn. Nhìn chung, các công ty chứng khoán phát triển tốt, nhiều công ty chứng khoán đã đạt mức tăng trưởng gấp 2-3 lần và đã nâng quy mô vốn lên rẩt nhanh. Ngoài ra, cũng đã có 21 công ty quản lý quỹ và hàng chục quỹ đầu tư chứng khoán đang hoạt động; có 8 ngân hàng được cấp phép hoạt động lưu ký (2 ngân hàng trong nước và 6 ngân hàng nước ngoài); BIDV được lựa chọn là ngân hang chỉ định thanh toán.

- Hệ thống thể chế thị trường chứng khoán từng bước hoàn thiện và phát triển:

+ Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đưa vào hoạt động từ tháng 7/2000 đã từng bước được nâng cấp, mở rộng, đáp ứng yêu cầu giao dịch cổ phiếu niêm yết của các công ty lớn, và hiện nay đã trở thành sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội hoạt động tháng 3/2005 đã đóng góp tích cực vào hoạt động niêm yết, giao dịch chứng khoán các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 5/2006 trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ đăng ký, lưu ký và bù trừ thanh toán chứng khoán từ các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. Đến nay, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán đã có 23 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán, trong đó có 20 tổ chức lưu ký, 2 tổ chức tài chính và Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước đăng ký mở tài khoản trực tiếp. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán đã nhận lưu ký cho trên 400 triệu cổ phiếu của các công ty cổ phần, hơn 550 triệu trái phiếu và gần 50 triệu chứng chỉ quỹ. Hoạt động lưu ký thông suốt, ổn định đảm bảo thanh toán kịp thời chính xác các giao dịch chứng khoán.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w