DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN THUÊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ gpon và ứng dụng cho mạng truy nhập băng rộng tại viễn thông bắc ninh (Trang 65 - 69)

BAO CỦA VNPT BẮC NINH ĐẾN NĂM 2016

3.2.4.1. Khái quát điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh.

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ Đô Hà Nội. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương với diện tích là 822,71 Km2 và dân số khoảng 1,038 triệu người. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km, cách Hải Phòng 110 km. Vị trí địa kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Với mục tiêu phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, Bắc Ninh đã xây dựng 3 khu công nghiệp tập trung, đồng thời đã qui hoạch 18 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề. Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2015 cơ bản là một tỉnh công nghiệp.

Bắc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất miền bắc cũng như của cả nước. Năm 2010, BN tăng trưởng 17.86%

cao nhất từ trước đến nay và tính chung trong giai đoạn 2006-2010 Bắc Ninh tăng trưởng 15.3%.Năm 2011 trong bối cảnh kinh tế trong nước rất khó khăn, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 16.2%, một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Công nghiệp Bắc Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong những năm vừa qua. Đến năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 36.880,6 tỷ (so với giá cố định 1994), tăng 57,3% so với năm 2009 và trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 9 cả nước. Năm 2011 Bắc Ninh tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng trên 70%, cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt giá trị 65 ngàn tỷ, vươn lên trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 6 cả nước.

Điều kiện địa lý, kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh đã ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu phát triển các dịch vụ và số thuê bao viễn thông và công nghệ thông tin của tỉnh. Đặc biệt, ngày nay các điều kiện này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu phát triển các dịch vụ và số thuê bao băng rộng của viễn thông tỉnh. Ngược lại, phát triển viễn thông và công nghệ thông tin sẽ là động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Ninh. Chính vì vậy, trong những năm qua Viễn thông Bắc Ninh đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông cho tỉnh. Dưới đây là số liệu thống kê số máy điện thoại, thuê bao băng rộng trên địa bàn Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010.

Bảng 3.3. Thuê bao điện thoại cố định, băng rộng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2011 STT Năm GDP/người/ năm (nghìn VNĐ) Thuê bao điện thoại cố định Thuê bao băng rộng Dân số (người) diện tích (Km2) 1 2006 8040 118420 3654 999.800 822,7 2 2007 120012 7643 1.009.400 822,7 3 2008 12780 123244 12396 1.018.100 822,7 4 2009 151078 20981 1.026.500 822,7 5 2010 19752 116679 25470 1.038.299 822,7 6 2011 96269 29892 1.047.200 822,7

Phục vụ phát triển nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh, Viễn thông Bắc Ninh đóng góp một lượng không nhỏ các dịch vụ Viễn thông Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.4. Thống kê số thuê bao cố định, băng rộng của Viễn thông Bắc Ninh giai đoạn 2006 -2011

STT Năm Thuê bao điện

thoại cố định

Thuê bao băng rộng ADSL

Thuê bao băng rộng FTTH Thuê bao MyTv 1 2006 118420 3654 0 0 2 2007 120012 7643 0 0 3 2008 123244 12396 0 0 4 2009 151078 20981 76 0 5 2010 116679 25470 157 2541 6 2011 96269 29892 588 9072

(Nguồn: Viễn thông Bắc Ninh – tháng 8/2012)

3.2.4.2. Dự báo nhu cầu phát triển dịch vụ và phát triển thuê bao của Viễn thông Bắc Ninh tới năm 2015

Từ các số liệu thống kê ta có các nhận xét sau:

- Thuê bao cố định đang có xu hướng giảm, dự kiến trong các năm tới xu hướng giảm nhẹ và tiến tới bão hoà.

- Thuê bao băng rộng Internet ADSL tăng chậm, tỉ lệ tăng ngày càng giảm.

- Thuê bao FTTH tăng nhanh trong ba năm 2009 – 2011,

- Thuê bao IPTV (MyTV) tăng nhanh, dự kiến trong các năm tới số lượng thuê bao MyTV sẽ tăng nhảy vọt.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng thuê bao của các dịch vụ trên không tuân theo quy luật cụ thể nào.

Từ các nhận xét trên kết hợp với mô hình dự báo chuyên gia tham khảo các ý kiến của các chuyên gia quy hoạch mạng của Quản lý mạng và Dịch vụ - Viễn thông Bắc Ninh ta được bảng số liệu nhu cầu dịch vụ thoại, băng rộng của Viễn thông Bắc Ninh đến năm 2015 như chỉ ra trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Dự báo nhu cầu dịch vụ và phát triển thuê bao của Viễn thông Bắc Ninh đến năm 2016

TT Năm Thuê bao điện thoại cố định băng rộng Thuê bao ADSL2+

Thuê bao băng rộng IPTV Thuê bao băng rộng FTTH (FE) 1 2012 112782 37886 14959 1098 2 2013 111654 44705 20494 1610 3 2014 112101 52305 26642 2257 4 2015 112549 60098 33306 3045 5 2016 113000 67911 40633 4016

Chi tiết dự báo nhu cầu dịch vụ và phát triển thuê bao từng khu vực xem trong phụ lục B

Một phần của tài liệu nghiên cứu công nghệ gpon và ứng dụng cho mạng truy nhập băng rộng tại viễn thông bắc ninh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w