MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN ĐƯỢC ÁP

Một phần của tài liệu tổng quan về các quá trình sinh học trong xử lý nước thải thủy sản (Trang 89 - 93)

d) Vi sinhvật trong các hồ ổn định

4.6. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN ĐƯỢC ÁP

ÁP DỤNG

4.6.1. Công nghệ xử lý nước thải nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Bình Chiểu

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ XLNT tập trung KCN Bình Chiểu

Nước tách bùn Song chắn rác thô Hố thu gom Song chắn rác tinh

Bể tuyển nổi – vớt dầu

Bể điều hòa

Bể keo tụ - tạo bông

Bể lắng

Mương trung hòa

Bể SBR Bể khử trùng Ra môi trường Thu gom và xử lý theo quy định Nước thải Váng dầu Sân phơi bùn Bùn mang đi xử lý theo qui định Bể chứa bùn Máy ép bùn Bùn mang đi xử lý theo qui định Hóa chất HN 377,HN Nước tách Bể lắng cát

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thuyết minh quy trình

Nước thải xử lý của nhà máy chủ yếu là nước thải chế biến thủy sản

Tất cả các thiết bị trong lúc hoạt động đều được ghi nhận và đưa tín hiệu về tụ điều khiển chính.

Hệ thống điều khiển có 3 chế độ: AUTO: Điều khiển tự động OFF: Tắt

MAN: Điều khiển bằng tay

Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN theo hệ thống cống dẫn qua song chắn rác thô. Tại đây, những loại rác như: cành cây, túi nilong, hộp nhựa… có kích thước lớn hơn 10mm được loại bỏ khỏi nước thải do được giữ lại ở song chắn. Lượng rác này sẽ được trục vớt thủ công và được công ty có chức năng thu gom xử lý.

Nước thải sau khi qua song chắn rác thô sẽ được tập trung vào hố thu trước khi bơm lên song chắn rác tinh.

Hoạt động của 3 bơm chìm được lắp đặt tại hố thu sẽ tiếp tục đưa nước thải qua hệ thống song chắn rác tinh. Với kích thước giữa các khe là 2mm song chắn rác tinh có nhiệm vụ giữ lại toàn bộ rác có kích thước lớn hơn hay bằng 2mm. Bên cạnh đó, thiết bị này còn có tác dụng giúp giảm lượng các chất lơ lửng có trong nước thải. Song chắn rác tinh hoạt động liên tục, lượng rác thu được cho vào thùng chứa và được mang đi xử lý. Sau đó, nước thải tự chảy qua bể tách dầu.

Dầu mỡ là một trong những tác nhân gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến quá trình xử lý sinh học. Do đó, sự có mặt của bể tách dầu là rất cần

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

thiết. Dầu mỡ được tách theo dựa trên phương pháp trọng lực do dầu mỡ có trọng lượng riêng nhỏ hơn nước nên sẽ nổi lên bề mặt được gạn vào hố và chảy vào thùng thu dầu.

Nước thải tiếp tục chảy qua bể điều hòa. Tại đây, nước thải sẽ được điều hòa về nồng độ và lưu lượng bằng máy khuấy trộn chìm. Đồng thời còn giúp hạn chế quá trình yếm khí.

Nước thải sau khi điều hòa sẽ được bơm qua bể keo tụ - tạo bông gồm 2 ngăn: ngăn phản ứng và ngăn tạo bông ( nước thải sẽ được bơm qua ngăn phản ứng trước sau đó chảy qua ngăn tạo bông). Tại đây, nước thải sẽ được khuấy trộn đều với hóa chất: HN377 và HN378 bằng máy khuấy. Hóa chất HN377 được cho vào ngăn phản ứng. Nó là một hỗn hợp gồm: xút, canxi, magie hydroxyte polysilicat và bột nhẹ. Hóa chất HN377 có tác dụng làm kết tủa các kim loại nặng, nâng pH giúp cho quá trình keo tụ tạo bông diễn ra tốt hơn. Hỗn hợp nước thải sau đó chảy qua ngăn tạo bông. Tại đây, hóa chất HN378 là một hỗn hợp gồm một số chất trợ lắng, trợ keo như: polyacryamide anion, polyalumicloride, KMnO4, NaSiF được châm vào giúp cho quá trình tạo bông và lắng tốt, đồng thời giúp điều chỉnh pH về giá trị thích hợp giúp cho quá trình xử lý sinh học ở giai đoan sau. Ngoài ra, KMnO4 còn có tác dụng oxy hóa sơ bộ các chất hữu cơ trước khi đưa vào bể sinh học và oxy hóa khử kim loại nặng. Ở ngăn này, cánh khuấy khuấy trộn nhẹ nhàng để bông cặn không bị vỡ.

Sau đó, nước thải tiếp tục chảy vào ống trung tâm của bể lắng đứng. Bể lắng đứng có nhiệm vụ lắng các bông cặn từ bể tạo bông và một phần chất lơ lửng trong nước thải.

Nước thải sau lắng chảy vào ngăn thu nước, qua mương trung hòa trước khi đi vào bể SBR. Mương trung hòa có tác dụng trung hòa pH, xáo trộn đều nước thải thông qua hệ thống các vách ngăn hở. Bể SBR là công

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

trình xử lý sinh học hiếu khí.Tại đây, giai đoan quan trọng nhất xảy ra, vi sinh vật có trong bùn hoạt tính sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Sau xử lý quá trình lắng cũng xảy ra ngay tại bể giúp xử lý một phần nitơ, photpho, tiết kiệm diện tích, tăng cường hiệu quả lắng và không cần phải tuần hoàn bùn.

Cuối cùng nước thải chảy vào bể khử trùng gồm 4 ngăn trước khi xả vào hồ chứa. Chất khử trùng được sử dụng là Clorine.

Lượng bùn trong bể lắng và lượng bùn dư trong bể SBR sẽ được bơm vào bể chứa bùn. Bể chứa bùn được sục khí thường xuyên để bùn đều, không bị nghẹt bơm, đồng thời tránh lên men kị khí. Sau đó, bùn được bơm vào máy ép bùn băng tải.

Tại máy ép bùn, bùn được bơm vào ngăn hòa trộn của máy ép bùn cùng với polymer trước khi đi vào hệ thống băng tải. Polymer sử dụng là polyacrylamide cation, có tác dụng giúp kết dính bùn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ép. Phần bùn sau ép được thu gom và xử lý theo qui định. Còn phần nước và bùn sau ép ( do máy ép không ép hết lượng bùn) sẽ theo hệ thống ống dẫn chảy vào hố thu bùn và được bơm vào sân phơi bùn..Tại đây, bùn được thu gom xử lý còn nước tách từ bùn chảy về hố thu. Mục đích là làm giảm lượng COD trong nước trước khi chảy về hố thu

Ngoài ra, nếu lượng bùn trong bể chứa bùn vượt mức sẽ tràn qua ống dẫn đến hố thu.

Một phần của tài liệu tổng quan về các quá trình sinh học trong xử lý nước thải thủy sản (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)