- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu
28,8% so với năm 2011 Sở dĩ, vốn huy động được năm 2012 tăng mạnh như vậy
là vì chi nhánh đã chú trọng đến công tác huy động nguồn tiền gửi của khách hàng cá nhân đây là nguồn vốn tiềm năng mà lâu nay BIDV nói chung và chi nhánh nói riêng đã bỏ lở trong thời gian trước đây.
Biểu đồ 2.1. Tình hình tăng trưởng vốn huy động.
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp)
Biểu đồ 2.1 cho chúng ta thấy rõ hơn về sự tăng trưởng huy động vốn của
chi nhánh trong giai đoạn 2009-2012.
Hiện nay, tại chi nhánh đang huy động vốn theo nhiều hình thức huy động khác nhau. Dưới đây em sẽ phân tích thực trạng huy động vốn tại chi nhánh theo các tiêu thức như sau:
2.2.2. Tình hình huy động vốn theo đối tượng.
* Huy động vốn từ dân cư.
- Đây là nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư tạm thời chưa sử dụng đến nên đem gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Nó thực sự là nguồn vốn tiềm năng dồi dào cho các ngan hàng thương mại hiện nay. Chính vì thế mà ngân hàng nên có nhiều chương trình khuyến mãi để lôi kéo nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm.
- Trong những năm vừa qua, BIDV BĐ luôn luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, triển khai nhiều chính sách khuyến mãi thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mình, cải tiến phương thức giao dịch,… Vì vậy nguồn vốn tiền gửi của dân cư không ngừng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động.
Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn từ dân cư tại BIDV BĐ.
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Năm
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vốn huy động 2430 3200 4800
Huy động vốn bán lẻ 850 1200 1560
% so với cùng kỳ 131,6% 150%
Tỉ trọng / Vốn huy động 35% 37,5% 32%
(Nguồn: Báo cáo bán lẻ giai đoạn 2009-2012 của CN)
Quan sát tổng quan bảng số liệu cho thấy cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, bộ phận tiền gửi dân cư ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ của huy động vốn bán lẻ/tổng vốn huy động có xu hướng tăng tương đối đều. Năm 2011 thì tỉ lệ này chiếm 37,5% tăng hơn so với năm 2008, nhưng năm 2012 tỷ lệ này chiếm 32% giảm so với năm 20011. Sở dĩ có sự giảm sút nguồn tiền gửi từ dân cư trong năm 2012 là vì trên địa bàn tỉnh Bình Định có thêm vài chi nhánh của các ngân hàng khác được mở ra kinh doanh đã lấy đi một số ít khách hàng cá nhân của chi nhánh, nên huy động vốn bán lẻ/ vốn huy động có phần giảm sút là điều không thể tránh được.
Biểu đồ 2.3. Tình hình huy động từ dân cư tại BIDV BĐ.