Giọng trữ tình, nồng nàn, sâu lắng

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nông thị ngọc hòa (Trang 88 - 105)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1 Giọng trữ tình, nồng nàn, sâu lắng

Chất giọng trữ tình nồng nàn, sâu lắng rất giầu nữ tính là một đặc điểm nổi bật trong thơ của các cây bút nữ nói chung, và thơ Nông Thị Ngọc Hòa cũng không nằm ngoài nét đặc trưng ấy. Đây là giọng điệu cơ bản, bao trùm hầu hết các bài thơ của chị, từ những bài viết về quê hương đất nước nói chung, về gia đình đến những bài thơ viết cho mình... tất cả đều được dệt bằng một thứ cảm xúc mãnh liệt, say đắm, nồng nàn.

Giọng điệu trữ tình trong thơ chị được thể hiện ở các cung bậc cảm xúc đan cài nhau: lúc reo vui, ngợi ca; lúc thâm trầm, sâu lắng; lúc khắc khoải, âu lo; lúc khát khao, cháy bỏng; lúc day dứt, xót xa... Tất cả như được dồn nén trong từng dòng thơ của chị.

Trong các sáng tác về quê hương miền núi dấu yêu, bao giờ nhà thơ cũng viết với một giọng tự hào cùng lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc đối với mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng chị khôn lớn, trưởng thành:

- Hạnh phúc cứ chật căng đòi lớn dậy Da thịt con thơm hƣơng của núi rừng Cơm độn sắn dạt dào dòng sữa mẹ Khi lớn rồi con có nhớ hay không?

(Quá khứ và thực tại)

-… Tôi hôm nay, tôi của ngày mai Không là gì nếu không miền quê ấy.

(Quê hương)

Việc nhắc nhở các con luôn nhớ và tự hào về quê hương miền núi cũng chính là lời chiêm nghiệm được rút ra từ những bước trần ai của cuộc đời. Giọng thơ thầm thì như lời tâm sự mà chất chứa cả một nỗi niềm lớn lao mang tầm dân tộc. Dù có đi đâu về đâu nhưng cũng không bao giờ được đánh mất cội nguồn; là người miền núi phải luôn biết hướng về quê hương, phải biết ơn cha mẹ, bản làng, biết ơn suối, ơn rừng... đã nuôi mình khôn lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những kỉ niệm về miền quê yêu dấu luôn trở đi trở lại trong kí ức người con xa quê nên mỗi khi nhớ về quê hương thì những hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi, thân thương lại hiện lên trong tâm khảm. Từ giọng điệu sôi nổi, tha thiết khi ca ngợi vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và con người xứ sở, câu thơ lại trầm xuống đầy day dứt, nhớ thương: Cha tôi kể bao điều tôi vẫn nhớ/ Gợi trong tim đau đáu một tình thƣơng/ Đã lâu lắm tôi không về thăm lại/ Nửa cuộc đời tôi mắc nợ quê hƣơng (Quê hương)...

Giọng điệu nhớ thương, da diết ấy cất lên làm xao động lòng ta, nó đã chạm được vào nỗi lòng sâu kín của người đọc. Nông Thị Ngọc Hòa đã nói thay được tình cảm của rất nhiều người con xa xứ bằng một lối nói giản dị nhưng chất chứa đầy tâm trạng. Có lẽ, phải có một vốn sống thực tế giàu có và một tình yêu thương hết mực thì mới viết lên những lời thơ khắc khoải, da diết, đầy nỗi nhớ thương như vậy. Nhưng trong thơ chị không phải chỉ có giọng điệu da diết, buồn nhớ, cũng có khi, giọng thơ lại mang vẻ tươi trẻ, phơi phới niềm vui và niềm tin yêu, mến phục khi chị viết về tình yêu của bố và mẹ trong chiến tranh. Câu thơ không tạo cho người đọc cảm giác bi thương thường thấy trong một số bài thơ viết về chiến tranh có lẽ bởi một phần chị giữ được cho mình chất giọng trong trẻo đầy tin yêu, phấn chấn đó:

- Tan giặc rồi sau muôn nỗi vui chung Bố đón mẹ về nơi căn nhà dựng vội

Không có pháo, có hoa mà đầy ắp tiếng cƣời đồng đội Chú rể, cô dâu đều là lính cụ Hồ

(Hơn cả tình yêu)

Đọc thơ Nông Thị Ngọc Hòa, chúng ta có cảm giác là chị muốn kí thác, gửi gắm vào đó những nỗi niềm của riêng mình về cuộc sống gia đình đầy âu lo và hạnh phúc. Vì thế mà thơ chị cứ tha thiết, ngọt ngào với những lời bộc bạch, thổ lộ. Viết cho con, giọng thơ của tác giả như dịu lại, ngân dài trong tình yêu thương mênh mông, mang âm hưởng của những lời ru ngọt ngào, êm ái:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Mẹ sinh con gái

Búp bê ngoan, búp bê xinh thơ dại

Má lúm đồng tiền thơm hƣơng sữa lúa non Vẫn cánh cò bay suốt giấc mơ con

Câu bà ru bây giờ mẹ hát.

(Bà – mẹ và con gái)

Câu thơ được gieo chủ yếu là vần bằng(21/35) tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm ái. Từng câu thơ như những lời ru vỗ về ngọt ngào của một người mẹ hiền nhân hậu. Bằng giọng thơ mang âm điệu lời ru này, chị đã tạo cho thơ mình một giọng ân tình, dung dị mà hồn nhiên, đượm chất dân gian, đượm chất sâu lắng, ngọt ngào của tình mẫu tử. Trong gia tài thơ chị, số bài viết về hình tượng Mẹ chỉ đếm được trên đầu ngón tay nhưng chỉ với một bài Tình mẹ, người đọc có thể thấy ấp ủ trong đó tình yêu thương vô bờ bến, sự ngưỡng mộ và lòng tự hào, biết ơn Mẹ của thi sĩ:

Mẹ lặng ngồi với ảnh cha đêm đêm Mắt xa vắng dõi hƣ vô vời vợi Đôi giọt lệ nhƣ sƣơng sa đậu lại Trên khóe buồn chẳng đủ thấm lên da Ngoài mái gianh tí tách những giọt mƣa Tiếng thổn thức chỉ tim là nghe thấy Bao đêm lạnh mẹ nằm ôm chiếc gối Tự dối mình: đũa ngọc vẫn tròn đôi

(Tình mẹ)

Chất giọng tâm tình đầy sự xót xa ấy thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Đó là tấm lòng hiếu thảo của một người con gái thấu hiểu hết những nỗi đau nơi tâm hồn người mẹ. Âm điệu của bài thơ được tạo nên bởi những câu thơ ngắt quãng giống nhau theo nhịp 3/5 tạo nên sự nhịp nhàng như lời tâm sự. Mặt khác, việc sử dụng liên tiếp các hình ảnh đầy ám ảnh: lặng ngồi, mắt xa vắng, giọt lệ -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sƣơng sa, khóe buồn,tiếng thổn thức, đêm lạnh – ôm chiếc gối đã góp phần truyền tải nhiều tình cảm sâu sắc, tinh tế của người con gái dành cho mẹ.

Nếu như ở mảng thơ viết về những người thân yêu trong gia đình, ta luôn thấy tiếng thơ Nông Thị Ngọc Hòa đã thể hiện lòng mến yêu, sự trân trọng với giọng điệu tha thiết thì đến mảng thơ tình yêu, giọng điệu trong thơ chị trở nên linh hoạt, mọi cảm xúc trong tình yêu đã được tác giả thể hiện với những sắc thái giọng điệu khác nhau. Đọc thơ tình của chị, chúng ta thấy nổi lên hình ảnh một nhân vật trữ tình có trái tim nồng nhiệt, sôi nổi, chân thành; một tâm hồn thấm đẫm yêu thương, đa tình lãng mạn:

Ta đƣợc yêu từ thiên niên kỉ trƣớc Ai đến tìm đi hết tiếng chiêng ngân Trừng sừng nai nhấp nhô trên ngực núi Má lửa say nghiêng ngả với rƣợu cần

(Một thời…)

Ở đây ta bắt gặp một thứ tình yêu sôi nổi, nồng nhiệt đến độ say nghiêng ngả với rƣợu cần, đôi má hồng rực lửa của người con gái vùng cao. Nhân vật

ta trong thơ đã chân thành bộc lộ một tình yêu bỏng cháy, mãnh liệt. Với chủ đề tình yêu xưa nay, ta bắt gặp khá nhiều trong các bài thơ tình của các nữ sĩ với nhiều cách thể hiện khác nhau: đó là sự dịu dàng nhưng vẫn toát lên cái nồng nàn, say đắm khi Lâm Thị Mĩ Dạ không thể giấu nổi cảm xúc với người mình yêu: Lòng em hồ rộng anh ơi/ Mỗi bông hoa nói mỗi lời yêu thƣơng (Tiễn anh bên đầm sen – Lâm Thị Mĩ Dạ); đó là sự nồng nhiệt, cuồng say và khao khát hạnh phúc đến tột cùng: Em cũng yêu anh nhƣ yêu sông, yêu bể/ Nhƣ ánh mặt trời nhƣ thể vầng trăng/ Đôi ta yêu nhau trời đất chẳng sánh bằng (Đừng hứa sẽ cho nhau – Đoàn Thị Lam Luyến; thì ở thơ của nữ thi sĩ trí thức dân tộc thiểu số này, chúng ta thấy cả được niềm hạnh phúc tràn trề bằng cách nói giàu hình ảnh: Ta nhƣ hạt sƣơng rơi/ Anh ủ trong cánh hồng đỏ thắm/ Gió ru lời mê đắm/ Cầu vồng mới bắc phía xa (Mùa chuồn chuồn bay thấp). Với thủ pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

so sánh độc đáo và cách dùng động từ , tính từ mê đắm, Nông Thị Ngọc Hòa đã diễn tả sâu sắc niềm hạnh phúc căng tràn khi được yêu thương hết mình giống như cánh hồng đỏ thắm kia được sinh ra là để ấp ủ, chở che giọt sương mát lành ấy.

Viết về tình yêu, giọng điệu trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa cũng thay đổi theo từng nhịp trôi của thời gian, tuổi tác. Không còn cái vẻ hồn nhiên trong sáng thuở ban đầu, cũng không còn cái vẻ rạo rực, nổi sôi khi được yêu thương thời tuổi trẻ nữa mà giọng thơ trở nên thâm trầm, lắng sâu hơn khi chị viết về tình yêu ở cái tuổi “chín nhuần”:

Những khi anh muốn là trời Em sẽ cam đành phận đất

... Những khi trời không chịu đất Thì thôi đất phải chịu trời

Nếu mà trời kia có sập Cũng hòa vào đất mà thôi

(Trời và đất)

Trong tình yêu, người phụ nữ luôn là người khát khao vươn tới sự tròn vẹn, sự quan tâm chia sẻ của đấng mày râu. Nhưng không phải lúc nào họ cũng có được một tình yêu lí tưởng, một gia đình êm đềm hạnh phúc; nhiều khi họ phải chịu rất nhiều nỗi đớn đau, mất mát, những bi kịch ngang trái trong tình yêu. Thấu hiểu và cảm thông với những nỗi bất hạnh của người phụ nữ, giọng điệu trong nhiều bài thơ của Nông Thị Ngọc Hòa còn chất chứa nỗi niềm xót xa thăm thẳm cho thân phận tình yêu đầy trắc trở, đớn đau. Giọng điệu đó được thể hiện qua nỗi xót xa cho mối tình đầu dang dở: Cây đào năm nao mình trao ta khăn piêu/ Gốc đào ngày xƣa hò hẹn/ Vì sao lần ấy mình không đến/ Gió giận trăng – trăng cô lẻ đến giờ (Điều ước ở trần gian). Câu hỏi về sự ra đi của chàng trai không những không được giải đáp mà còn khắc sâu thêm nỗi đau đớn, xót xa cho vết thương lòng đầu đời của người con gái. Một nỗi buồn trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sáng, không bi lụy được dệt nên bởi một loạt từ chỉ quá khứ: năm nao, ngày xƣa, lần ấy kết hợp với câu hỏi nghi vấn như xoáy sâu vào tâm trạng của người con gái, đã góp phần tạo nên giọng điệu tiếc nuối, xót xa.

Giọng điệu đó còn được thể hiện trong nỗi nghẹn ngào, cay đắng khi tình yêu không thể kết trái, mặc dù hai trái tim vẫn thổn thức tìm nhau. Sự cô đơn, nỗi buồn... hiện hữu trong thơ chị với những câu thơ đắng chát:

Ta với mình nhƣ sao Mai, sao Hôm Tìm nhau mãi suốt đời không đến đƣợc Ta khô cháy giữa điệp trùng sa mạc Mình nhƣ dòng lệ đắng chảy vào thu.

(Thu)

Có thể nói, giọng điệu trữ tình trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa chính là giọng điệu tâm hồn, giọng điệu tâm trạng của cái tôi cá nhân muốn bộc bạch đến tận cùng những nỗi niềm, những tình cảm sâu kín nhất. Đọc những bài thơ của chị, ta như bị cuốn vào dòng tâm trạng ấy. Đó là sự cuốn hút riêng của một giọng điệu thơ vừa sôi nổi, rạo rực, vừa đằm thắm, sâu lắng của nữ thi sĩ trí thức miền núi này.

3.2.2 Giọng suy tư, triết lí

Thơ là dòng chảy của cảm xúc, dòng chảy của những suy tư mang chất trí tuệ. Nói đến chất trí tuệ trong thi ca tức là muốn nói đến năng lực khái quát hóa, đến chiều sâu tư tưởng, đến ý nghĩa triết học trong thơ. Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự sâu sắc, trí tuệ ấy cho thơ Nông Thị Ngọc Hòa chính là giọng điệu thơ giàu chất suy tư, triết lí trong các sáng tác của chị. Đây chính là điểm độc đáo tạo nên sự khác biệt của Nông Thị Ngọc Hòa so với các nhà thơ nữ khác. Và cũng chính điều này là biểu hiện rõ nhất của tâm hồn, trí tuệ người phụ nữ dân tộc miền núi thời kì hiện đại. Với đặc điểm tâm hồn và suy nghĩ của phái nữ, các nhà thơ nữ thường đi vào đề tài tình yêu với cách thể hiện tinh tế, với giọng điệu dịu dàng tha thiết, quan tâm nhiều đến đời sống tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cảm của cá nhân mà ít quan tâm đến các vấn đề “vĩ mô” của xã hội như các nhà thơ nam giới. Nhưng riêng đối với Nông Thị Ngọc Hòa, ta nhận thấy trong thơ của chị lại xuất hiện khá nhiều bài thơ đề cập đến các vấn đề xã hội có tầm khái quát lớn. Cái Tôi cá nhân trong thơ chị lúc này tập trung vào những suy nghĩ thấm thía về số phận con người, về cuộc sống. Ví dụ như: Những là năm liệu bảy lo/ Đời thuyền đâu biết bao giờ sóng yên (Đời thuyền; Ngƣời ta bảo mạnh nhƣ lửa/ Thiêu cháy những gì từng qua/ Ngƣời ta bảo mềm nhƣ nƣớc/ Mơn man làm dịu trƣa hè/ … Ngƣời ta chữa cháy bằng nƣớc (Lửa và nước);Những tấm huân chƣơng rạng lên lấp lánh/ Oanh liệt một thời gói gọn chút này ƣ ? (Nghĩ về những tấm huân chương). Và có lẽ chính điều này đã làm nên chất “nghĩ”, chất trí tuệ và và góp phần tạo nên tính hiện đại cho những vần thơ của chị.

Tuy sinh ra và lớn lên trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhưng là phận gái ở hậu phương được ăn học và đắm mình trong môi trường văn hóa của dân tộc, chị đã luôn nghĩ suy, trân trọng và biết ơn những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh khi họ còn rất trẻ, chưa từng biết yêu, chưa từng nếm trải hạnh phúc gia đình:

Chúng con ra đời trong suối nhạc sông thơ Lớn lên giữa hòa bình, hạnh phúc

Mang nặng lắm những ngƣời đi giữ nƣớc Ngã xuống rồi chƣa là mẹ, là cha

(Hơn cả tình yêu)

Khi ngưỡng vọng lên núi nàng Tô Thị, chị đã nghĩ suy và phát hiện ra bao nàng Tô Thị của thời nay. Chị nói về những nàng Tô Thị giữa đời thường bằng giọng thơ chân thành, cảm phục: Tôi đã gặp những Tô Thị đời thƣờng/ Không tạc tƣợng dựng bia/ Trung hậu, đảm đang/ Thay chồng nuôi con đợi ngày đánh giặc/ Mà gƣơng trong vằng vặc muôn đời (Với Tô Thị). Bằng hình ảnh gƣơng trong vằng vặc muôn đời, tác giả đã khắc họa nên hình tượng những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người phụ nữ Việt Nam thật giản dị, khiêm nhường, đầy hi sinh thầm lặng. Nhà thơ nói về họ không chỉ bằng sự tri ân mà còn bằng cả niềm cảm phục. Giọng thơ khái quát, triết lí đã đưa ý nghĩa của câu thơ vượt qua ranh giới của cảm xúc cá nhân về số phận người phụ nữ Việt Nam trong thơ chị.

Dường như càng về sau này, thơ Nông Thị Ngọc Hòa càng được tăng cường giọng điệu triết lí, suy tưởng. Trong cuộc sống thời hiện đại, chị chiêm nghiệm ra biết bao điều:

Có câu muối mặn gừng cay

Giữ điều nhân nghĩa ở ngay tâm mình Biết ƣơm mầm hạnh trên cành

Sẽ tròn quả phúc để dành mai sau

Ru cha).

Ở đây, ta bắt gặp sự đồng điệu giữa hai tâm hồn thơ Nông Thị Ngọc Hòa và Trần Nhuận Minh khi họ cùng lấy luật nhân quả của Phật giáo để tạo nên những câu thơ chất chứa quan niệm nhân sinh này. Dùng giáo lí nhà Phật để răn dạy con người nhưng những vần thơ của họ không hề gây cảm giác trừu tượng, khó hiểu mà ngược lại có sức truyền cảm, răn dạy người đời rất hiệu quả :

Và ngƣời trồng Cây Phúc Thì Quả Phúc đầy vƣờn

Nếu vô tình xéo vào lƣng con rắn độc Thì con rắn độc sẽ biến thành sợi dây

(Bản Xô - nát hoang dã – Trần Nhuận Minh) Giọng điệu triết lí suy tư thật phù hợp và phát huy được hiệu quả khi nhà

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nông thị ngọc hòa (Trang 88 - 105)