Ngôn ngữ biểu cảm, giàu tính tạo hình

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nông thị ngọc hòa (Trang 81 - 105)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2 Ngôn ngữ biểu cảm, giàu tính tạo hình

Như đã biết, quy luật và xu hướng chung của quá trình sáng tạo thơ ca là

chuyển hóa từ sự rung động và cảm xúc thành một thực thể hữu hình, một dạng cảm xúc có tính chất cảm tính cụ thể. Một trong những hình thức phổ biến nhất mà các nhà thơ thƣờng vận dụng là sự chọn lọc những hình ảnh cụ thể để nói lên cảm xúc… [19;72]. Như vậy, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng trong thơ để tái hiện hiện hiên thực khách quan và biểu hiện cảm xúc. Ngôn ngữ thơ càng giàu tính tạo hình thì khả năng tái hiện hiện thực càng phong phú, tinh tế và hình tượng chỉ có sức sống mạnh mẽ, gợi được nhiều liên tưởng trong lòng người đọc khi nó kết tinh được nhiều giá trị điển hình của cuộc sống. Với vốn ngôn ngữ phong phú, biểu cảm, giàu giá trị tạo hình, Nông Thị Ngọc Hòa đã tái hiện sinh động bức tranh thiên nhiên, cuộc sống vùng cao, đồng thời thể hiện một cách sâu sắc những tâm sự, những tình cảm thiết tha, nồng nàn và khát vọng yêu đương... của một tâm hồn phụ nữ trí thức miền núi giầu tình cảm và có chất trí tuệ cao.

Trước hết, nhà thơ đã lựa chọn và sử dụng linh hoạt hệ thống từ ngữ giàu tính biểu cảm để thể hiện những trạng thái, cảm xúc trong tình yêu của người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phụ nữ cũng như sự rung động trước cảnh sắc tươi đẹp của thiên nhiên. Tác giả sử dụng nhiều động từ, tính từ mạnh để diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền núi với quê cha đất tổ:

Trời giận, trời gầm gào dữ dội Đá mồ côi nhảy xuống mặt đƣờng Đá núi nhảy xuống đƣờng nhƣ cóc Đá to, đá nhỏ lăn lóc

(Lời đá)

Bằng các động từ giận, gầm gào, nhảy; các tính từ dữ dội, lăn lóc, tác giả đã thể hiện được sức mạnh của thiên nhiên miền núi với sự khắc nghiệt, dữ dội, thử thách con người đến tột cùng. Những hình ảnh chân thực, sống động ấy như không còn nằm trên những dòng thơ nữa mà đã tràn ra, hiển hiện trước mắt người đọc. Bên cạnh việc sử dụng các động từ mạnh mẽ đó, tác giả cũng chú ý sử dụng các tính từ mang tính biểu cảm cao, phản ánh những rung động tinh tế, những rung động sâu sắc, mãnh liệt trong tâm hồn, trong trái tim mình. Nếu nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến yêu với tất cả sự cồn cào của bão tuyết tâm hồn:

Em yêu thƣơng một ngƣời Với cồn cào bão tuyết

(Vầng trăng bỏ quên – Đoàn Thị Lam Luyến)

thì nhân vật trữ tình trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa yêu đến độ cuồng si mãnh liệt:

Lúc nào trời yêu đất đến cuồng si Lá chao đảo

Mặt nào nhìn cũng thấy Ôi! Ta cũng giống nhƣ lá vậy

(Những chiếc lá)

Ngoài ra, một điểm rất đặc biệt tạo nên giá trị tạo hình cho thơ Nông Thị Ngọc Hòa là việc nhà thơ sử dụng một cách linh hoạt các từ láy. Các từ láy này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất hiện với một tần số khá dày đặc khiến cho câu thơ trở nên mềm mại, duyên dáng hơn và cũng sâu sắc hơn.

Heo may muộn mơn man từng chấm lạnh Nắng hững hờ vắt vẻo mấy tầng cây Ngực sóng cứ dập dờn chao thấp thỏm Ta thả hồn bay trọn một hồ Tây.

(Tây Hồ một thoáng)

Những từ láy mơn man, hững hờ, vắt vẻo, thấp thỏm khiến ta càng cảm nhận rõ hơn tâm hồn giàu chất thơ, trái tim đa cảm, dễ rung của nhà thơ đất Bó Bủn này. Nữ sĩ đã phác họa một cách sinh động nét đẹp thanh bình, yên ả cũng như thâu tóm được cái hồn của cảnh vật khiến người đọc cũng phải rung động theo.

Với sự phát hiện tinh tế và sự vận dụng từ ngữ thích hợp, có hiệu quả cao, nhà thơ đã đưa vào trong thơ mình nhiều từ láy tượng hình, từ láy tượng thanh và từ láy biểu cảm để làm nổi bật nét tính cách cũng như cuộc sống của con người vùng cao. Ví dụ như trong các câu thơ sau: Tay ông khẳng khiu sần sùi nhƣ sẹo gỗ; Xúng xính váy áo, leng keng vòng/ Những ngƣời chồng nhún nhảy trên lƣng ngựa/ Vợ chạy theo sau/ Ô khép mở dập dờn nhƣ cánh bƣớm; Ô xòe ƣơm ƣớm tay/ Áo mới ƣơm ƣớm ngực/ Ngỏn nghẻn nụ cƣời trao lần thứ nhất… Các từ láy này không chỉ có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh mà còn khiến cho hình tượng thơ hiện lên một cách sống động với những chi tiết, đường nét cụ thể.

Không chỉ sử dụng linh hoạt hệ thống từ ngữ biểu cảm, Nông Thị Ngọc Hòa còn thành công trong việc sử dụng các biện pháp tu từ nhằm làm tăng thêm ý nghĩa của lời thơ. Qua đó, có thể phản ánh chân thực, tinh tế và sâu sắc hơn những điều tác giả muốn thể hiện.

Trước hết, đó là biện pháp so sánh. Biện pháp này xuất hiện nhiều trong ngôn ngữ thơ, trong lời văn nghệ thuật của các nhà thơ dân tộc thiểu số; và nó chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn, sự độc đáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong sáng tác của các tác giả này. Nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa đã sáng tạo nên nhiều câu thơ độc đáo với nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng thú vị như:

- Cái thời tóc buông nhƣ nƣớc

Lúm đồng tiền nhƣ xoáy giữa dòng sâu (Chỉ nụ cười vẫn thế) - Để lạc bóng mình giữa phố

Nhƣ nai ngơ chẳng nhớ nổi đƣờng

(Bên bờ chiêm bao)

- Hoa mận trắng hay mây bay xuống chợ Mùa mƣa dầm thấp thỏm bƣớc chân trâu

(Nhớ về Yên Thịnh)

- …

Khi viết về tình yêu, các nhà thơ nói chung và các nhà thơ nữ nói riêng thường sử dụng biện pháp so sánh để khắc họa một cách sâu sắc các cung bậc của tình cảm, cảm xúc. Nếu Hơ vê – một cây bút nữ người dân tộc H’rê so sánh tình yêu của mình với những con vật linh thiêng nơi vùng đất Tây Nguyên như:

Em yêu anh

Nhƣ con cá Ra – tang yêu nƣớc Nhƣ con chim Vơ - linh yêu trời

(Thương lắm nhớ nhiều – Hơ vê (H’rê))

Còn Xuân Quỳnh đã liên tưởng tình yêu êm đềm, hạnh phúc, bền lâu như những hàng cây, dòng sông vững vàng và hiền hòa hơn sau những ngày bão lũ:

Tình ta nhƣ nhƣ hàng cây Đã qua mùa giông bão Tình ta nhƣ dòng sông Đã yên ngày thác lũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thì Nông Thị Ngọc Hòa lại có những vẫn thơ chất chứa đầy nỗi xót xa, cay đắng về một tình yêu dang dở, không thể kết thành hoa thơm trái ngọt. Nhờ những hình ảnh ẩn dụ tinh tế này, chúng ta đã phần nào thấy được nỗi niềm sâu kín của nữ tác giả này:

Ta khô cháy giữa điệp trùng sa mạc Mình nhƣ dòng lệ đắng chảy vào thu

(Thu)

Trong nhiều bài thơ của mình, tác giả đã dùng nhiều từ ngữ so sánh (hoặc có yếu tố so sánh) để ngợi ca những vẻ đẹp về ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ. Điều đặc biệt là phép so sánh ở đây được tác giả diễn đạt theo kiểu không có các từ so sánh: nhƣ, không bằng, hơn, nhất mà tác giả đưa ra một loạt những câu nghi vấn có chứa từ hay, hay là. Ví dụ như:

Hoa đấy hay là em đấy/ Áo dài hay áng mây bay/ Liễu rủ hay là mái tóc/ Rƣợu nồng hay mắt môi say/ Búp xinh hay là tay nõn/ Gió thơm hay thoảng gót hài/ Trăng non hay là mắt biếc/ Lệ buồn hay giọt sƣơng mai/ Thông hát hay là em hát/ Nắng tơ hay tiếng em cƣời/ Trái chín hay môi em ngọt/ Ngƣời trần hay tiên nữ ơi (Đà Lạt mơ)

Hiệu quả của phép so sánh này như càng được nhân lên khi nhà thơ đã khéo léo kết hợp biện pháp so sánh với biện pháp tu từ điệp ngữ và liệt kê. Điều này làm cho vẻ đẹp người thiếu nữ được nhấn mạnh, khắc sâu, toàn diện; đồng thời gợi ra những cảm xúc riêng trong lòng người đọc. Những cách nói, cách so sánh, ví von như trên đã thể hiện được những đặc điểm trong lối nghĩ, cách cảm, trong tư duy, trong cách diễn đạt của người miền núi. Họ là những con người rất giản dị, chân thành, nên tuy lối nói so sánh rất hình ảnh nhưng đó không phải là những hình ảnh được gọt rũa, chau chuốt mà là những hình ảnh rất tự nhiên, mộc mạc như nó vốn có. Chính điều này đã góp phần tạo nên điểm đặc sắc cho ngôn ngữ thơ Nông Thị Ngọc Hòa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh phép so sánh, nhà thơ còn sử dụng rất nhiều phép lặp nhằm tạo ra giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ thơ của mình. Hình thức lặp trong thơ chị rất phong phú, đa dạng: có khi là lặp từ để thể hiện nỗi xót xa, đau đớn trước sự đánh mất cội nguồn, đánh mất những gì tốt đẹp nhất trong đời sống tinh thần của cả một lớp người vào thời buổi đô thị hóa: Quên mùi khế chát sung chua/ Quên rau muống luộc, canh cua, dƣa cà/ Quên nền nếp của ông cha/ Quên thời lấm láp từng là dân quê (Dân quê). Có khi là lặp cụm từ để thể hiện khát vọng được chở che, được bao bọc: Dù qua ba đèo bảy núi/ Dù qua chín suối mƣời mƣờng/ Anh ơi hãy là khăn đội/ Anh ơi hãy là thắt lƣng (Anh ơi hãy là). Có khi để khắc họa sự nhỏ bé, đơn côi, niềm đắng đót xót xa với cách sử dụng kiểu lặp cấu trúc cú pháp:

Trong bản nhạc – tôi chỉ là dấu lặng Trong thiên nhiên – tôi là lúc giao mùa Trong tình anh – tôi chỉ là gạch nối Giữa chợ đời – tôi ế lúc về trƣa

(Dấu lặng)

Trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa, ta nhận thấy các gả hay sử dụng các điệp từ ở câu đầu tiên ở các khổ thơ, điều này đã tạo nên những cảm xúc, những nỗi niềm, những trăn trở... cứ ám ảnh người đọc. Có thể kể đến các bài như Dự cảm, Có điều làm ta sợ, Dấu lặng, Quê hương, Anh đang bận hồi tưởng về quá khứ, Tìm lại tuổi thơ...

Có thể thấy, với sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ thơ với những từ ngữ giầu hình ảnh, giầu sức liên tưởng và việc sử dụng một cách hợp lí hiệu quả các biện pháp tu từ, Nông Thị Ngọc Hòa đã tạo ra cho thơ mình một nét riêng. Và với hệ thống ngôn ngữ này, chị đã chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế, khả năng thể hiện đầy sáng tạo của mình. Qua tìm hiểu ngôn ngữ thơ Nông Thị Ngọc Hòa, có thể khẳng định: Ở thơ chị có sự kết hợp hài hòa giữa thứ ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian với ngôn ngữ biểu cảm giàu tính tạo hình, đa sắc, đa thanh. Ngôn ngữ thơ Nông Thị Ngọc Hòa chính là điệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tâm hồn chị - một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, khao khát vươn tới cái mới, vừa dịu dàng, kín đáo muốn gìn giữ cái truyền thống. Popelop trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học từng nói: Ngôn từ trong tác phẩm văn học không phải vẻ đẹp của đồ trang sức hay đồ chơi phù phiếm mà là vẻ đẹp tỏa ra từ tâm hồn và ánh lên từ cuộc sống thông qua sự mài rũa, tinh luyện của nhà văn. Điều đó thật đúng với nữ nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa.

3.2 Về giọng điệu thơ

Như đã biết, thơ là tiếng nói của cảm xúc, là câu chuyện của trái tim. Do đó, khi tiếng nói của tâm hồn được cất lên thì cũng là lúc những bản nhạc lòng vang lên. Nhạc lòng của thi sĩ hòa với nhạc tính của âm thanh ngôn ngữ đã tạo nên những cung bậc, thanh âm khác nhau. Dưới góc độ lí luận văn học, giọng điệu được hiểu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hình tượng được miêu tả. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả. Giọng điệu có vai trò rất lớn tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Giọng điệu trong tác phẩm văn học thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu.

Thơ trữ tình bản thân nó đã rất khác với các thể loại văn học khác, nó như là một bản tự thuật tâm trạng. Trong thơ thể hiện những mảnh tâm trạng điển hình, những lát cắt của cảm xúc mãnh liệt. Bởi thế, ngoài âm và nghĩa ra thơ còn có giọng. Giọng thơ ít nhiều thể hiện phong cách nghệ thuật của tác giả. Trong thơ nữ Việt Nam, ta thấy có vô vàn những giọng thơ khác nhau như: Giọng trong trẻo mà da diết của Lâm Thị Mĩ Dạ, Giọng thủ thỉ, sâu lắng mà thiết tha nơi Xuân Quỳnh, Đoàn Thị Lam Luyến lại mang nhiều giọng cay đắng có phần xót xa... Và Nông Thị Ngọc Hòa thì sở hữu giọng điệu trữ tình nồng nàn sâu lắng, đôi khi có tính triết lí, trí tuệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.1 Giọng trữ tình, nồng nàn, sâu lắng.

Chất giọng trữ tình nồng nàn, sâu lắng rất giầu nữ tính là một đặc điểm nổi bật trong thơ của các cây bút nữ nói chung, và thơ Nông Thị Ngọc Hòa cũng không nằm ngoài nét đặc trưng ấy. Đây là giọng điệu cơ bản, bao trùm hầu hết các bài thơ của chị, từ những bài viết về quê hương đất nước nói chung, về gia đình đến những bài thơ viết cho mình... tất cả đều được dệt bằng một thứ cảm xúc mãnh liệt, say đắm, nồng nàn.

Giọng điệu trữ tình trong thơ chị được thể hiện ở các cung bậc cảm xúc đan cài nhau: lúc reo vui, ngợi ca; lúc thâm trầm, sâu lắng; lúc khắc khoải, âu lo; lúc khát khao, cháy bỏng; lúc day dứt, xót xa... Tất cả như được dồn nén trong từng dòng thơ của chị.

Trong các sáng tác về quê hương miền núi dấu yêu, bao giờ nhà thơ cũng viết với một giọng tự hào cùng lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc đối với mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng chị khôn lớn, trưởng thành:

- Hạnh phúc cứ chật căng đòi lớn dậy Da thịt con thơm hƣơng của núi rừng Cơm độn sắn dạt dào dòng sữa mẹ Khi lớn rồi con có nhớ hay không?

(Quá khứ và thực tại)

-… Tôi hôm nay, tôi của ngày mai Không là gì nếu không miền quê ấy.

(Quê hương)

Việc nhắc nhở các con luôn nhớ và tự hào về quê hương miền núi cũng chính là lời chiêm nghiệm được rút ra từ những bước trần ai của cuộc đời. Giọng thơ thầm thì như lời tâm sự mà chất chứa cả một nỗi niềm lớn lao mang tầm dân tộc. Dù có đi đâu về đâu nhưng cũng không bao giờ được đánh mất cội nguồn; là người miền núi phải luôn biết hướng về quê hương, phải biết ơn cha mẹ, bản làng, biết ơn suối, ơn rừng... đã nuôi mình khôn lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những kỉ niệm về miền quê yêu dấu luôn trở đi trở lại trong kí ức người con xa quê nên mỗi khi nhớ về quê hương thì những hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi, thân thương lại hiện lên trong tâm khảm. Từ giọng điệu sôi nổi, tha thiết khi ca ngợi vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên và con người xứ sở, câu thơ lại trầm xuống đầy day dứt, nhớ thương: Cha tôi kể bao điều tôi vẫn nhớ/ Gợi trong tim đau đáu một tình thƣơng/ Đã lâu lắm tôi không về thăm lại/ Nửa cuộc đời tôi mắc nợ quê hƣơng (Quê hương)...

Giọng điệu nhớ thương, da diết ấy cất lên làm xao động lòng ta, nó đã

Một phần của tài liệu đặc điểm thơ nông thị ngọc hòa (Trang 81 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)