Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại nhnno & ptnn - chi nhánh hoàng mai (Trang 37 - 41)

Công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của chi nhánh còn một số hạn chế là do những nguyên nhân sau:

2.6.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất: là phải kể đến đội ngũ cán bộ. Phần lớn cán bộ thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai đều còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ còn kém, chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, kỹ năng thương lượng kém. Trong khi đó, công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ còn chưa thường xuyên. Hơn nữa, các cán bộ chưa được phân chia để chuyên môn hoá theo từng nhóm khách hàng nên công việc của một cán bộ thường ở mức quá tải, nhưng lại không sâu về một lĩnh vực nào đó. Mặc dù đã được tạo điều kiện nhưng các thông tin mới về tình hình kinh tế, pháp luật các cán bộ tín dụng vẫn chưa nắm bắt và cập nhật đầy đủ. Cũng vì thiếu kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ nên cán bộ thanh toán quốc tế chưa thể tư vấn có hiệu quả

cho khách hàng, điều này cũng dẫn đến những rủi ro đáng tiếc mà đáng nhẽ ra có thể tránh được.

Thứ hai: Việc thực hiện quy trình thanh toán quốc tế chưa được đầy đủ. Nếu thực hiện đúng, đủ như quy định thì có thể hạn chế được rất nhiều rủi ro nhưng đối với những khoản thanh toán không lớn thì việc tuân thủ quy trình là rất ít. Đặc biệt ở khâu phân tích trước khi cho mở L/C và giám sát hoạt động của nhà nhập khẩu xem họ có làm theo đúng quy định của L/C hay không. Thực tế cho thấy nhiều khi rủi ro xảy ra là do cán bộ không thực hiện đủ hoặc đúng quy trình. Công tác lập và sắp xếp hồ sơ, chứng từ còn nhiều sai sót. Điển hình là giấy tờ về tài sản đảm bảo và một số hợp đồng bảo đảm không đủ tính pháp lý, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến việc xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn. Các sai sót như vậy có thể nhỏ nhưng khi tranh chấp xảy ra thì đây cũng có thể là những khe hở gây thiệt hại tới ngân hàng.

Thứ ba: Công tác chăm sóc khách hàng, Marketing, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh khách hàng còn yếu kém. Cán bộ Chi nhánh chưa tận dụng được mối quan hệ với khách hàng tín dụng. Các chính sách ưu đãi về phí, tỉ lệ kí quỹ, các điều kiện mở L/C, lãi suất vay đối với các khách hàng truyền thống chưa thực sự hấp dẫn.

Thứ tư: Công nghệ hoạt động trong các phương thức thanh toán quốc tế còn chưa hoàn thiện, trong thời gian qua chi nhánh đã tích cực áp dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán tuy nhiên, công nghệ này còn tồn tại nhiều bất cấp như lỗi hệ thống, đôi khi truyền tin còn gặp nhiều trục trặc… Chi nhánh chưa mạnh dạn đầu tư các công nghệ hiện đại cũng như các quy trình quản trị rủi ro tiến tiến hiện đại hiện nay.

2.6.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

Có thể nói, đây là nguyên nhân quan trọng gây ra những rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của chi nhánh, gồm những nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất: các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ trình độ, kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương cũng như thanh toán quốc tế. Vì vây, khi gặp các đối tác nước ngoài nhiều kinh nghiệm hơn, họ có thể gặp nhiều bất lợi trong quá trình đàm phán. Dẫn đến rủi ro không thực hiện được hợp đồng, điều này cũng sẽ gây ra rủi ro cho chi nhánh khi chi nhánh là ngân hàng phục vụ cho họ. Hoặc

do thiếu kinh nghiệm cũng như trình độ mà doanh nghiệp mắc phải lỗi trong việc lập bộ chứng từ, điều này cũng gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng

Thứ hai: nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tham gia kinh doanh chưa có đủ tiềm lực tài chính. Khi họ sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng họ sẽ xin được tài trợ về vốn, nếu như thương vụ của họ thất bại, chắc chắn sẽ gây ra nhiều rủi roc ho chi nhánh.

Thứ ba: nguyên nhân là do khách hàng không trung thực, cố tình vi phạm các cam kết với chi nhánh, gây thiệt hại rất lớn cho chi nhánh.

2.6.3.3. Các nguyên nhân khác

Các văn bản quy định về quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ còn nhiều bất cập. Như đã biết, UCP 600 được chi nhánh lấy làm cơ sở chủ yếu để thực hiện nghiệp vụ trong phương thức L/C. Nhưng nhiều quy định lại còn khá chung chung, dẫn đến các cán bộ thanh toán quốc tế không có đủ cơ sở đẻ giải quyết những thắc mắc của khách hàng hay những vấn đề phát sinh. Ví dụ như trong UCP 600 không quy định rõ mức xử lý vi phạm khi các bên không tuân thủ L/C.

“Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hoàng Mai” đã đi tìm hiểu sâu hơn về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Chi nhánh và khẳng định được rằng đây là phương thức thanh toán quốc tế quan trọng nhất của Chi nhánh hiện nay và trong khoảng thời gian dài tới. Đây là phương thức thanh toán quốc tế có nhiều ưu điểm vượt trội so với những phương thức thanh toán quốc tế khác nhất là về tính an toàn của nó. Tuy vậy, trong bất cứ phương thức thanh toán nào thì rủi ro cũng không thể tránh khỏi. Hiện nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro hoạt động độc lập song song với hội đồng quản trị. Quy trình quản lý rủi ro này cũng được nhân rộng ra các chi nhánh của Ngân hàng. Tuy vậy, Ngân hàng vẫn chưa thực sự chú trọng đầu tư và hệ thống quản lý rủi ro một cách toàn diện nhất, hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng vẫn chủ yếu đi sâu vào quản trị rủi ro tín dụng mà chưa thực sự chú trọng vào các loại rủi ro khác. Trong khi, rất nhiều ngân hàng Thương Mại hiện nay đã đầu tư rất mạnh dạn để quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng của họ. Việc đầu tư này không chỉ giúp nghiệp vụ của ngân hàng được tốt hơn, phòng ngừa rủi ro cho hoạt động

của ngân hàng mà còn mở ra nhiều cơ hội cho những dịch vụ tiện ích trong tương lai. Vì vậy, đầu tư nghiên cứu để xây dựng một quy trình quản lý rủi ro toàn diện là nhiệm vụ cấp bách của Chi nhánh nói riêng và của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung. “Chương 3: Định hướng và giải pháp kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh” sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG

TỪ TẠI CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại nhnno & ptnn - chi nhánh hoàng mai (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w