Trong giai đoạn (2010-2012) tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng có xu hướng tăng. Đây là giai đoạn khó khăn của ngân hàng Việt Nam khi chính phủ đang cố gắng đưa các ngân hàng đi vào hoạt động ổn định bằng các chính sách quyết liệt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế xã hội. Chính sách thắt chặt tiền tệ NHNN đã thông qua các biện pháp nhằm hạn chế và giảm tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Qua
những phân tích trên cho vay ngắn hạn đang chiếm tỉ trọng cao trong dư nợ tín dụng nhưng ngân hàng cũng đang dần chuyển sang cho vay trung và dài hạn nhằm hợp lý cơ cấu. Và những khoản vay trung và dài hạn thường có lãi suất cao đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời phát triển thêm tín dụng trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng các món vay của ngân hàng. Số lượng khách hàng là khách hàng cá nhân nhiều, nhưng đặc điểm của khách hàng này là những khoản vay không lớn. Nên dù tổng dư nợ chiếm đa số là khách hàng doanh nghiệp dù số lượng ít nhưng khoản vay lớn chiếm tỉ lệ cao và tăng nhanh so với tín dụng cá nhân. Khu vực tín dụng phi sản xuất đang được ngân hàng thắt chặt và đầu tư cho khu vực sản xuất đi theo đúng hướng chỉ đạo của ngân hàng nhà nước cũng như là đi theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước ta thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Tỉ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động, và tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản của Vietcombank luôn ở mức cao. Điều này tăng rủi ro cũng như khả năng sinh lời cho ngân hàng.
Những hạn chế của Vietcombank Sóng Thần.
Số lượng kênh phân phối so với các ngân hàng khác hệ thống dù nhiều nhưng so với mức tài sản của ngân hàng thì kênh phân phối như vậy chưa đa dạng.
Nguồn nhân lực chủ yếu của ngân hàng chủ yếu là nhân viên trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, quá trình đào tạo chưa lâu nên thực hiện qui trình tín dụng chưa thực sự nhanh chóng. Số lượng khách hàng doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít tổng công ty các tập đoàn.
Công tác marketing của ngân hàng chưa thực sự đến được với người dân. Các chương trình khuyến mãi thường rãi rác, qui mô nhỏ, thời gian không kéo dài, khiến khách hàng chuyển qua giao dịch với ngân hàng khác có chế độ ưu đãi hấp dẫn hơn.
Dư nợ đã xử lý rủi ro: một số hồ sơ đã khởi kiện hoặc đã xét xử nhưng do một số khách hàng đã kháng án nhằm kéo dài thời gian thi hành án, mặt khác do thị trường bất động sản đóng băng kéo dài làm cho việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ đã xử lý rủi ro gặp nhiều khó khăn.
Qua việc phân tích hoạt động tín dụng ở chương 2 ta thấy thu nhập từ hoạt động cho vay là khá cao, chiếm đa phần trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tỷ trọng này cao một
phần là do ngân hàng chưa sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư như đầu tư vào trái phiếu Chính phủ hoặc gửi ngân hàng khác, kinh doanh ngoại tệ, hoặc mở rộng dịch vụ trung gian...Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu trong các hoạt động cho vay vốn. Thu nhập chủ yếu được tạo ra từ hoạt động cho vay, trong khi xu hướng hiện nay của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới là tăng dần tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động trung gian, dịch vụ tiện ích. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn như thế khiến cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro hơn.
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIETCOMBANK CHI NHÁNH SÓNG THẦN 3.1 Định hướng của ngân hàng trong thời gian tới