Xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 39 - 107)

các nhà quản lý đã truyền cảm hứng lây lan đến từng GV qua nghệ thuật khen thưởng (cả vật chất và tinh thần), phê bình nhân viên rất “tâm lý”... phù hợp với từng tình huống, tác động vào động cơ, nhu cầu của từng đối tượng.

Nếu khen thưởng không đúng đối tượng tiêu biểu thật sự thì công tác không phát huy được hiệu quả khuyến khích, động viên tinh thần lao động, sáng tạo của nhiều người. Mục đích khen thưởng là biểu dương, khen thưởng cho những người thật sự tiêu biểu mà nhất là đối với những người trực tiếp giảng dạy. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều cách không mất tiền mà vẫn khích lệ động viên được nhân viên, khiến họ nỗ lực làm việc và phấn đấu không ngừng trong công tác. Từ đó nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

1.6.3.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn

Trong bất cứ hoạt động quản lý nào cũng không thể thiếu được khâu kiểm tra đánh giá. Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV theo Chuẩn nên tiến hành ở tất cả các khâu như: lập kế hoạch bồi dưỡng có tính khả thi, phù hợp với thực trạng đội ngũ GV không? Nội dung bồi dưỡng có phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Cách thức tổ chức tiến hành bồi dưỡng như thế nào để có hiệu quả? Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng có thỏa đáng không? Có tiến hành đánh giá GVTHPT theo Chuẩn hàng năm không? Sử dụng kết quả đánh giá đó để làm gì?

Trong quá trình kiểm tra, giám sát nhất thiết phải xây dựng bộ công cụ khảo sát. Vừa là cách kiểm tra có hiệu quả, vừa là cách để giám sát giáo viên theo chuẩn.

1.6.4. Vai trò ca vic bi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chun ngh nghip đáp ng yêu cu đổi mi hin nay

Bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là một dạng đào tạo lại, đào tạo đặc biệt, là công việc thường xuyên, liên tục, để bổ sung, nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên trong suốt quá trình giảng dạy, công tác, là sự nối tiếp tất yếu của đào tạo ban đầu. Có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt quyết định về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung. Yêu cầu bồi dưỡng giáo viên được xuất phát từ vị trí vai trò của giáo dục, giáo viên là thực trạng về chất lượng giáo viên hiện nay.

nhìn xa, trông rộng để các chính sách, kế hoạch của nhà trường luôn phù hợp với sự phát triển chung của GD&ĐT trong nước và quốc tế.

Các cấp QLGD và mỗi GV cần hiểu rõ mục đích của việc ban hành quy định Chuẩn: Nội dung của Chuẩn; tầm quan trọng của việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp; Sử dụng kết quả đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp. Chỉ khi nhận thức rõ vấn đề, việc tiến hành triển khai đánh giá GV theo chuẩn mới trở thành công việc cần thiết trong QLGD. Và có như vậy, việc bồi dưỡng GV theo Chuẩn mới được xem là một hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục.

1.7.2. Nhân t khách quan

Điều kiện kinh tế- chính trị, dân số có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc bồi dưỡng, phát triển ĐNGV như sự ổn định các chế độ, chính sách đối với giáo dục; việc gia tăng dân số, sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát có ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của ĐNGV.

Điều kiện về văn hoá-giáo dục; khoa học kỹ thuật công nghệ: Công nghệ hiện đại đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu giáo dục

Chuẩn nghề nghiệp là hệ thống những tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp của GV vì thế nội dung bồi dưỡng cũng phong phú và đa dạng, cần đảm bảo các nguồn lực như:

- Đội ngũ các chuyên gia và hệ thống mạng lưới GV cốt cán. - Tài liệu, thông tin được cập nhật kịp thời.

- Phương tiện kỹ thuật hiện đại. - Kinh phí cho việc bồi dưỡng.

Tiểu kết chương 1

Công tác bồi dưỡng GVTHPT theo Chuẩn nghề nghiệp có vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới. Với những đặc thù và tính ưu việt của nó cần khai thác triệt để hình thức này để phát triển đội ngũ GV nói chung và GVTHPT nói riêng. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng GV theo Chuẩn nghề nghiệp của các cấp QLGD. Vì vậy tùy theo đặc thù của từng địa phương, từng cơ sở giáo dục mà tìm ra các biện pháp cụ thể, hữu hiệu để việc bồi dưỡng GVTHPT theo

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN SÓC SƠN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.1. Khái quát về địa lí, tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục Huyện Sóc Sơn.

Hà Nội trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Thủ đô Hà Nội được Đảng và Nhà nước xác định là trung tâm khoa học kĩ thuật, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Hà Nội bao gồm có 29 quận, huyện, thị xã.

Huyện Sóc Sơn là một trong các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 35km. Có tổng diện tích tự nhiên là 306,51 km2 và tổng số dân là 289.713 vạn người, gồm 25 xã và 01 thị trấn. Thành phần dân số: người kinh chiếm đa số, các dân tộc ít người không đáng kể, gồm dân tộc Tày, Thái, Hoa, Mường, Nùng, Giáy, Dao, Sán chỉ, Sán dìu, Thổ. Địa hình huyện Sóc Sơn đa dạng, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, hình thành ba vùng khác nhau: Vùng đất cao, vùng đất giữa và vùng trũng ven sông.

Huyện Sóc Sơn được thành lập ngày 05/07/1977 theo Quyết định số 178/QĐ- CP của Chính phủ trên cơ sở hợp nhất hai huyện Kim Anh, huyện Đa Phúc thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Sóc Sơn có truyền thống lịch sử, là đầu mối giao thông quan trọng, địa bàn chiến lược, cửa ngõ phía Bắc của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội nay.

Trước 1/8/2008, Sóc Sơn là huyện khó khăn và khoảng cách địa lý xa nhất của Thành phố Hà Nội. Là huyện duy nhất của Thủ đô Hà Nội (cũ) có đồi núi bao phủ. Những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, thành phố cùng với sự nỗ lực của cán bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, huyện Sóc Sơn đã có những bước phát triển nhanh, mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 10%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm dần hàng năm. Huyện đang chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ sang công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.

Có được kết quả như vậy bên cạnh yếu tố khách quan, một trong yếu tố hết sức quan trọng đó là sự đóng góp của giáo dục Huyện Sóc sơn. Thực tiễn cho thấy những năm gần đây giáo dục Huyện Sóc Sơn có những bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đóng góp đáng kể thúc đẩy kinh tế, xã hội Huyện Sóc Sơn phát triển. Qua điều tra, khảo sát cho thấy, Huyện Sóc Sơn có:

thuận lợi, những khó khăn của đội ngũ giáo viên so với chuẩn nghề nghiệp GVTHPT, đánh giá những mặt tích cực và những yếu kém công tác bồi dưỡng GVTHPT theo chuẩn để từ đó thấy được những giải pháp cần làm để nâng cao chất lượng GVTHPT Huyện Sóc Sơn đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp.

2.2.1 V s lượng.

Bng 2.1: Thng kê s liu CBQL và giáo viên các trường THPT Huyn Sóc sơn năm hc 2011-2012 STT Tên trường Số GV Số CBQL Số lớp Số HS 1 THPT Sóc Sơn 88 3 38 1734 2 THPT Đa Phúc 74 2 37 1698 3 THPT Kim Anh 79 3 33 1487 4 THPT Xuân Giang 51 3 24 1088 5 THPT Trung Giã 69 3 30 1358 6 THPT Minh Phú 54 2 21 825 Tổng hợp 415 16 183 8190

(Nguồn: Điều tra thực tế ở các trường)

Năm học 2011-2012, Huyện Sóc Sơn có 6 trường THPT, với 16 CBQL, 415 giáo viên và 183 lớp. Như vậy so với định mức GV trong các trường THPT đã được quy định tại thông tư 35/2006/TTLB GD&ĐT-BNV là đã đủ (tỷ lệ theo quy định là 2,25 GV/lớp). Với số lượng giáo viên đủ, ổn định về số lượng sẽ là điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng ĐNGV theo hướng chuẩn nghề nghiệp.

2.2.2 V cht lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục GD&ĐT Hà Nội, công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn được chú trọng trong toàn Sở, cũng như ở các trường THPT. Hàng năm Sở GD&ĐT tổ chức thi tuyển viên chức để tuyển chọn ĐNGV mới và bồi dưỡng ĐNGV nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trình độ lí luận, tư tưởng chính trị.

Từ năm học 2009 Bộ GD&ĐT đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp GVTHPT với Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT kèm theo Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên

39

trung học theo Thông tư số 30/2009/ TT-BGDĐT ngày 09/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ năm học 2010-2011 Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai đến tất cả các trường THPT nghiên cứu và thực hiện áp chuẩn, đánh giá GVTHPT theo chuẩn nghề nghiệp, kết quả như sau:

Bng 2.2: Xếp loi GVTHPT Huyn Sóc sơn theo chun ngh nghip GVTHPT

Đánh giá, xếp loại GV Xuất sắc Khá Trung bình Kém Tên trường THPT Năm học Tổng số GV TS % TS % TS % TS % 2010-2011 79 35 44.3 43 54.4 1 1.3 Sóc Sơn 2011-2012 88 38 43.1 50 56.8 2010-2011 73 70 95.8 1 1.3 2 2.9 Đa Phúc 2011-2012 74 71 95.9 3 4.05 2010-2011 65 13 20 29 44.6 23 35.4 Trung Giã 2011-2012 68 36 52.9 30 44.1 2 3 2010-2011 76 52 68.4 24 31.5 Kim Anh 2011-2012 79 60 75.9 19 24.0 2010-2011 51 6 11.7 45 88.2 Xuân Giang 2011-2012 51 30 58.8 21 41.1 2010-2011 50 32 64 15 30 3 6 Minh Phú 2011-2012 51 32 62.7 17 33.3 2 4 2010-2011 394 208 52.7 157 39.8 29 7.5 Tổng H.Sóc sơn 2011-2012 410 267 65.1 140 34.1 4 0.8

(Nguồn: Sở GD&ĐT Hà Nội)

Bng 2.3: Xếp loi GV khi THPT công lp toàn Thành ph theo chun ngh nghip(Nguồn: Sở GD&ĐT Hà nội))

Đánh giá, xếp loại GV Xuất sắc Khá Trung bình Kém Năm học Tổng số GV TS % TS % TS % TS % 2010-2011 8112 4319 53.2 3498 43.2 283 3.5 12 0.2 Toàn TP khối THPT 2011-2012 8540 6573 77 1885 22.1 74 0.8 6 0.1 Qua hai năm áp chuẩn với những số liệu ở trên ta có thể thấy, hầu hết các trường THPT huyện Sóc sơn đều có bước phát triển nhất định, năm sau có tỉ lệ giáo

viên đánh giá xếp loại xuất sắc cao hơn năm trước, và tỉ lệ giáo viên được đánh giá, xếp loại khá và trung bình đã giảm dần, tỉ lệ xếp loại kém các trường THPT Sóc Sơn trong hai năm gần đây là không có. Tuy nhiên, nhìn vào tỉ lệ xếp loại xuất sắc toàn Thành phố của hai năm học, ta đều thấy tỉ lệ phần trăm của các trường THPT Huyện Sóc sơn còn thấp hơn. Qua điều trên để thấy ĐNGV các trường THPT Huyện Sóc sơn chất lượng mặt bằng chung còn thấp, cần phải có chiến lược phát triển và bồi dưỡng ĐNGV về lâu dài để thúc đẩy ĐNGV tiến kịp về chất lượng với Thành phố.

Để có được bức tranh cụ thể hơn về thực trạng chất lượng của GVTHPT Huyện Sóc Sơn so với chuẩn nghề nghiệp, ngoài việc khai thác từ nguồn dữ liệu của Sở GD&ĐT Hà Nội, tác giả của đề tài nghiên cứu đã tiến hành khảo, điều tra xin ý kiến của cán bộ quản lý, và GV của 6 trường THPT trên địa bàn Huyện Sóc Sơn . Kết quả cụ thể theo từng lĩnh vực như sau:

2.2.2.1 Về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Qua công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với ĐNGV của trường mình ở các trường THPT Huyện Sóc sơn, có thể thống kê như sau:

Bng 2.4: Đánh giá xếp loi phm cht chính tr, đạo đức, li sng các trường THPT Huyn Sóc sơn năm hc 2011-2012 Xếp loại PCCT, ĐĐ, LS Trường THPT Tổng số GV Tốt Khá TB Y, kém Sóc Sơn 88 88 Đa Phúc 73 71 2 Trung Giã 68 58 18 Kim Anh 79 79 Xuân Giang 51 51 Minh Phú 51 51 Cộng 410 398 20

Qua số liệu trên, 100% GVTHPT các trường THPT Huyện Sóc sơn đạt yêu cầu cơ bản thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống từ mức khá trở lên. GV các trường THPT Huyện Sóc sơn có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, nêu cao trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương, góp phần phát triển đời sống văn hoá nơi cư trú và công tác, sẵn sàng giúp đỡ đồng bào khi gặp hoạn nạn. Tâm huyết vói nghề, có ý thức khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua các hoạt động sư phạm, giáo dục HS lòng nhân ái, lòng tự hào với truyền thống dân tộc, truyền thống của quê hương, có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp. Nghiêm túc học tập, nghiên

Đội ngũ GVTHPT Huyện Sóc Sơn nhiều năm được đánh giá cao về ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn. Thực tế cho thấy, giáo dục THPT Huyện Sóc Sơn trong những năm qua đã có những chặng đường và bước tiến dài được thể hiện ở những thành tích to lớn như:

- Đến hết năm học 2011-2012 có 2/6 trường THPT đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, hiện đang có thêm 3 trường THPT nữa đang làm hồ sơ đề nghị xem xét và duyệt trường đạt chuẩn quốc gia.

- Số học sinh đỗ vào các trường Đại học hàng năm luôn chiếm khoảng 50-60%.

- Số học sinh đỗ tốt nghiệp THPT 4 năm gần đây luôn tỉ lệ trên 96% (trường đỗ tỉ lệ thấp nhất là 96%), cá biệt năm học 2011-2012 cả 6 trường THPT đều đỗ với tỉ lệ 100%. Luôn cao hơn mặt bằng chung của Thành Phố.

- Tỉ lệ học sinh đạt học sinh giỏi Thành phố, đạt giải Thể dục thể thao, Hội khỏe phù đổng Thành phố luôn chiếm số lượng lớn.

- Thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố 5 năm gần đây luôn có giáo viên đạt giải cao, đặc biệt có những môn đạt giải nhất Thành phố như môn Tiếng Anh, Môn Công nghệ, Môn Toán…

Tuy nhiên, trình độ chuyên môn chỉ tập trung ở một số trong tổng số đông đảo đội ngũ GV toàn huyện. Hầu hết các trường đều tập trung đầu tư cho mũi nhọn như lớp chon, chọn Thầy để đạt kết quả thi Đại học, thi học sinh giải đạt chất lượng cao, hoặc chọn học sinh yếu để dạy nhằm đạt được tỉ lệ tốt nhiệp như mong muốn. Chính vì vậy, bên cạnh một số ĐNGV có chất lượng, còn có những giáo viên nhiều tuổi chỉ giảng dạy bằng kinh nghiệm, ít đổi mới, nhiều giáo viên trẻ còn rụt dè chưa mạnh dạn trong giảng dạy…dẫn tới việc tiến hành đổi mới các hoạt động sư phạm gặp nhiều khó khăn nhất là vấn đề công tác tư tưởng ngại khó, ngại đổi mới. Nhất là hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật, chương trình, chương trình SGK luôn có sự đổi mới, đòi hỏi phải có ĐNGV có chất lượng, lành nghề, thành thạo công việc, được đào tạo bài bản, vì vậy công tác bồi dưỡng ĐNNG và quản lý việc bồi dưỡng CBQLGD là rất cần thiết và quan trọng.

phương tiện theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, việc quản lí

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 39 - 107)