Thực trạng huy động tiền gởi từ Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Phòng giao dịch Hòa Hưng (Trang 57 - 61)

- Phòng Giao Dịch Hòa Hưng trong những năm gần đây

3.2.1.1 Thực trạng huy động tiền gởi từ Doanh nghiệp

Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp 2007 - 2009

Đơn vị tính: Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu/Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Giá trị +/(-) Tỷ lệ % Tiền gởi có kỳ hạn 715 5,811 496 5,096 712.73% -5,315 -91.46% Tiền gởi thanh toán 20,323 11,029 21,824 -9,294 -45.73% 10,795 97.88% Tiền gởi của Doanh nghiệp 21,038 16,840 22,320 -4,198 -19.95% 5,480 32.54%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 - 2009, ACB - Hòa Hưng

Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy kết cấu tiền gởi của Doanh nghiệp từ năm 2007 - 2009 tại Phòng Giao Dịch Hòa Hưng chủ yếu là tiền gởi có kỳ hạn và tiền gởi thanh toán của Doanh nghiệp. Trong đó, lượng tiền gởi thanh toán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng khối tiền gởi Doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2007, tiền gởi thanh toán mà ngân hàng huy động được là 20,323 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 96.6%, năm

2008 lượng tiền gởi là 11,029 triệu đồng vớiø tỷ trọng giảm xuống còn 65.49%, và tỷ trọng lượng tiền gởi này đã tăng lên trở lại vào năm 2009 là 97.78% trong tổng nguồn tiền gởi của Doanh nghiệp, với lượng tiền gởi là 21,824 triệu đồng. Nhìn chung, ta nhận thấy tiền gởi thanh toán này giảm, tăng qua từng năm tương ứng theo sự giảm, tăng của khối tiền gởi Doanh nghiệp. Lượng tiền gởi thanh toán năm 2008 giảm 9,294 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tốc độ giảm là 45.73%. Năm 2009, lượng tiền gởi này tăng 10,795 triệu đồng so với năm 2008, với tốc độ tăng là 97.88%. Như đã phân tích ở trên, tổng tiền gởi của Doanh nghiệp năm 2008 cũng giảm 19.95% so với năm 2007, và tăng 32.54% trong sự so sánh giữa năm 2009 và năm 2008. Vì lượng tiền gởi thanh toán chiếm hầu hết trong tổng nguồn tiền gởi của Doanh nghiệp nên sự tăng, giảm của lượng tiền gởi này cũng ảnh hưởng đến sự tăng, giảm của khối tiền gởi kia. Bên cạnh đó, do nhu cầu thanh toán của khách hàng không xác định được thời gian nhất định, nên họ gởi tiền trong tài khoản thanh toán chủ yếu để hưởng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng nhiều hơn là gởi loại tiền có kỳ hạn.

Ta có thể thấy được sự tăng, giảm và tỷ trọng của các loại tiền gởi trong tổng nguồn vốn huy động được từ Doanh nghiệp qua biểu đồ sau:

Biểu 3.3: Biểu đồ tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp 2007 - 2009

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 - 2009, ACB - Hòa Hưng

Khi khách hàng doanh nghiệp có thu nhập tạm thời chưa sử dụng trong một thời gian nhất định, họ có thể gởi vào ngân hàng dưới hình thức ký thác có kỳ hạn. Nắm bắt được điều đó, Ngân hàng TMCP Á Châu đã đa dạng hóa thêm nhiều sản phẩm tiền gởi với các mức lãi suất hấp dẫn tương ứng với kỳ hạn gởi để thu hút loại tiền gởi có kỳ hạn này. Cụ thể, năm 2008, lượng tiền gởi có kỳ hạn là 5,811 triệu đồng, tăng 5,096 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 712.73% so với năm 2007 (715 triệu đồng). Đến năm 2009, lượng tiền gởi này là 496 triệu đồng, giảm 5,315 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 91.46% so với năm trước. Tuy nhiên, tỷ trọng của loại tiền gởi có kỳ hạn này thấp hơn tỷ trọng loại tiền gởi thanh toán khá nhiều. Năm 2007, tiền gởi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng 3.4% trong tổng nguồn. Sang

0 4,000 8,000 12,000 16,000 20,000 24,000 triệu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Kết cấu vốn huy động từ Doanh nghiệp

Tiền gởi có kỳ hạn Tiền gởi thanh toán Tổng vốn huy động từ Doanh nghiệp

năm 2008, tỷ trọng này tăng lên chiếm 34.51% trong tổng nguồn thanh toán. Nhưng đến năm 2009, tỷ trọng nguồn tiền gởi này giảm xuống còn 2.22%. Qua biểu đồ, ta có thể thấy được đặc trưng của khối tiền gởi Doanh nghiệp là tiền gởi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao vì họ có nhu cầu giao dịch nhiều, gởi tiền vào ngân hàng chủ yếu để hưởng các dịch vụ thanh toán. Điều này cũng cho thấy dịch vụ thanh toán của ngân hàng khá tốt, nên đã thu hút được nhiều lượng tiền gởi giao dịch của các tổ chức kinh tế.

Trong sự so sánh giữa năm 2008 với năm 2007, ta nhận thấy lượng tiền gởi có kỳ hạn tăng đột biến 712.73%, trong khi tiền gởi thanh toán thì giảm 45.73% và tổng vốn huy động từ Doanh nghiệp cũng giảm 19.95%. Điều này là hoàn toàn phù hợp. Trong hai năm 2008 và 2009, nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, những khó khăn từ nền kinh tế trong điều kiện lạm phát tác động trực tiếp đến hoạt động của ngành ngân hàng. Nền kinh tế khó khăn, thu nhập người dân giảm, tích lũy từ kinh tế và dân cư giảm, được cho là những nguyên nhân chính tác động trực tiếp đến quy mô nguồn vốn tiền gửi tại các Ngân hàng Thương Mại. Trước những khó khăn của kinh tế vĩ mô và chính sách điều tiết của Ngân hàng Nhà Nước trong năm 2008, cuộc đua lãi suất của các ngân hàng diễn ra ngày càng căng thẳng. Có những thời điểm, lãi suất lên tới 21%/ năm, gây cản trở không nhỏ đến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) cơ cấu lại sản xuất hợp lý cho phù hợp với điều kiệm lạm phát, sản xuất kinh doanh ít lại và có nguồn vốn nhàn rỗi nhiều hơn. Do đó, lượng tiền gởi có kỳ hạn năm 2008 tại ACB - Hoà Hưng tăng 712.73%, tương ứng với mức giảm 45.73% của loại tiền gởi thanh toán, và tổng nguồn huy động từ Doanh nghiệp cũng giảm đi.

Năm 2009, mặc dù chính sách tiền tệ từng bước được nới lỏng nhằm chống suy giảm kinh tế nhưng thị trường ngân hàng vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Hàng loạt khó khăn mới tiếp tục xuất hiện như: sự nghi ngại rủi ro của hệ thống ngân hàng từ gói hỗ trợ lãi suất, điều chỉnh chính sách thay đổi liên tục khiến các ngân hàng bị động… Các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trở lại, nhưng nền kinh tế vẫn còn khó khăn, nên lượng tiền gởi có kỳ hạn giảm xuống, đồng thời lượng tiền gởi thanh toán và tổng khối tiền gởi Doanh nghiệp cũng tăng lên nh ng khơng thay đ i nhi u.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Phòng giao dịch Hòa Hưng (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)