III. Công cụ quản trị rủi ro tài chính 1 Khái quát về công cụ phái sịn
2. Vai trò của các công cụ phái sinh
• Nhằm phòng ngừa rủi ro, tự bảo hiểm
• Nhằm đầu cơ dựa trên những dự báo về thị trường trong tương lai
• Nhằm tận dụng cơ hội chênh lệch giá (arbitrage)
• Nhằm thay đổi bản chất của một khoản nợ (chuyển một khoản nợ theo lãi suất cố định
thành khoản nợ theo lãi suất thả nổi hoặc ngược lại)
• Nhằm thay đổi bản chất của một khoản đầu tư mà không mất chi phí giao dịch bán một
danh mục và mua một danh mục mới. (chuyển một khoản đầu tư theo lãi suất cố định thành một khoản đầu tư theo lãi suất thả nổi hoặc ngược lại).
Ví dụ về phòng ngừa rủi ro, tự bảo hiểm
• Một nhà đầu tư nắm giữ 1000 cổ phiếu Microsft, với giá hiện tại 28 USD. Một quyền chọn bán với giá thực hiện 27.5USD, phí quyền 1 USD. Nhà đầu tư làm thế nào để bảo hiểm cho 1000 cổ phiếu Microsoft nói trên?
Ví dụ về đầu cơ:
• Một nhà đầu tư có 2000 USD để đầu tư. Anh ta dự báo rằng giá cổ phiếu Microsoft sẽ tăng trong 2 tháng tới. Cổ phiếu này có giá hiện tại là 20USD, giá của một quyền chọn mua trong 2 tháng với giá thực hiện 22.5USD là 1 USD. Anh ta sẽ có những chiến lược đầu tư như thế nào? Tính lợi suất của từng chiến lược khi giá cổ phiếu sau 2 tháng là 27 USD, là 18 USD?
• Ví dụ về tận dụng cơ hội chênh lệch giá (Arbitrage)
• Cơ hội ăn chênh lệch giá (arbitrage) là việc nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận phi
rủi ro bằng việc tham gia đồng thời nhiều giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau.
• Ví dụ : Một cổ phiếu có giá 100 GBP ở London và 200 USD ở New York. Tỷ giá hiện tại là 2.0300. Nhà đầu tư có cơ hội ăn chênh lệch giá không ?
• Nhà đầu tư mua cổ phiếu ở New York và bán ngay ở London. Dòng tiền của nhà đầu tư là : -200 + 100x 2.03 = 3 USD trên mỗi cổ phiếu được mua và bán.
BÀI TẬP VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH