Có thể nói , ở nước ta trước đây một thời gian dài duy trì nền kinh tế kế hoá tập trung quan liêu bao cấp khiến cho nước ta rơi vào tình trạng lạc hậu , kém phát triển . Mặt khác , trong thập niên cuối cùng của thế kỉ 21này, quá trình toàn cầu hoá , khu vực hoá và hội nhập được đẩy mạnh cả về tốc độ ,bề rộng lẫn chiều sâu . Như vậy , nếu không tham gia vào quá trình toàn cầu hoá sẽ đứng ngoài sự phát triển mà muốn phát triển nền kinh tế đất nước , trước hết phải dựa vào doanh nghiệp vừa và nhỏ , từ doanh nghiệp vừa và nhỏ mà đi lên doanh nghiệp lớn . Xuất phát từ vai trò quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ và đặc điểm nước ta khi bước vào nền kinh tế thị trường , với xuất phát điểm rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới ,
đòi hỏi cần phải có cơ chế quản lý mới phù hợp , tạo ra được hành lang pháp lý và môi trường kinh tế –xã hội thuận lợi , để thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển .
Việc thực hiện nền kinh tế thị trường với những quy luật kinh tế khách quan vốn có của nó , chính những quy luật ấy điều chỉnh nền kinh tế phát triển . Song không phải không có những hạn chế , trái ngược với mục tiếu phát triển xã hội , đó là sự độc quyền , cá lớn nuốt cá bé , sự phân hoá giàu nghèo… Trong điều kiện nước ta hiện nay , với xu hướng nền kinh tế mở , bên cnạh sự tồn tại hàng trăm nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ là hàng ngàn doanh nghiệp lớn của mọi thành phần kinh tế , đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân , kể cả tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài . Mà các doanh nghiệp đều có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh , sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? sản xuất cho ai ? là do doanh nghiệp tự định đoạt . Điều đó dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi cùng sản xuất một loại sản phẩm với doanh nghiệp lớn . Các doanh nghiệp lớn , với nguồn vốn lớn , công nghệ , kỹ thuật hiện đại sẽ tạo ra sản phẩm với chi phí thấp ; ngược lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ , mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ , với nguồn vốn hạn hẹp , công nghệ , kỹ thuật lạc hậu , lao động thủ công là chủ yếu sẽ tạo ra cung loại sản phẩm với chi phí lớn hơn doanh nghiệp lớn . Trong môi trường cạnh tranh nếu cung nhỏ hơn cầu hoặc ngang bằng cầu về loại sản phẩm mà doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra , thì nó mới có thể bù đắp được chi phí sản xuất , có lợi nhuận , tồn tại và phát triển được ; ngược lại, cung lớn hơn cầu thì doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể bù đắp được chi phí sản xuất và dễ dẫn đến nguy cơ phá sản . Vì vậy , đòi hỏi phải có cơ chế , chính sách bảo vệ doanh nghiệp vừa và nhỏ để nó tồn tại và phát triển .
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường , có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải hình thành được hệ thống chính sách , những văn bản pháp luật , tạo cơ sở pháp lý cho việc vận hành của toành bộ nền kinh tế cũng như trong hoạt động của các doanh nghiệp . Đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ , vấn đề ban hành các thể chế pháp lý càng có yêu cầu bức bách hơn , từ việc đổi mới về pháp luật , đổi mới về quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp , đến việc tạo ra các giải pháp hữu hiệu , nhằm giảm bớt những khó khăn của doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập cũng như trong quá trình hoạt động , để hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa , tạo được cơ cấu ngành nghề hợp lý , góp phần tăng trưởng kinh tế .