Cơ chế kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy sự phát triển của chúng ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

các doanh nghiệp tư nhân mà ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc doanh cũng được áp dụng nguyên tắc trên tuy nhiên nó có gặp những hạn chế nhất định như việc tuyển dụng , sử dụng lao độn , thay đổi thiết bị công nghệ…

Quyền tự chủ về tài chính . Nhà nước bảo vệ quyền hợp pháp về sở hữu

tài sản , tiền vốn của cácdoanh nghiệp , khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh , làm giàu cho bản thân và đất nước , Nhà nước không can thiệp vào việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp .

Cung ứng vât tư , tiêu thụ sản phẩm . Doanh nghiệp được toàn quyền chủ

động khai thác mọi nguồn vật tư và khách hàng trên thị trường trong và ngoài nước . Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện được quyền tự chủ này , trong những năm đổi mới cơ chế quản lí, Nhà nước đã tạo ra khuôn khổ pháp lý và môi trường cạnh tranh bình đẳng , ban hành chính sách vĩ mô , xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp , thực hiện chính sách về thị trường và tự do về giá cả.

Việc mua bán vật tư nguyên liệu cũng như hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất là hoàn toàn tự do , doanh nghiệp có quyền tự định giá hàng hoá của mình, đồng thời có quyền thoả thuận thương lượng giá mua vật tư , nguyên liệu , không còn tình trạng bị áp đặt về giá cả .

Khoa học – kỹ thuật . Doanh nghiệp được toàn quyền xây dựng và áp

dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật –công nghệ tiên tiến của trong và ngoài nước trên thế giới vào sản xuất kinh doanh . Được chủ động hợp tác với các cơ quan nghiên cứu , cá nhân làm khoa học và các doanh nghiệp khác hoặc tự tổ chức nghiên cứu để đổi mới công nghệ – thiết bị – kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm , giảm chi phí , tăng cường khả năng cạnh tranh trên thương trường .

2) Cơ chế kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp nghiệp

Các văn bản pháp luật của Nhà nước đều đảm bảo quyền tự chủ của các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế dù đó là nhà nước hay tư nhân . Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động một cách tự do trong nền kinh tế thị trường mà vẫn phải chịu sự giám sát , kiểm tra của cơ quan Nhà nước trong phạm vi khuôn khổ pháp luật .

Giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh . Nhà nước khuyến khích các

doanh nghiệp hoạt động trong mọi ngành nghề phục vụ quốc kế dân sinh , đồng thời cũng giám sát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp , thông

qua đăng ký chất lượng sản phẩm , ngăn chăn tệ làm hàng giả , hàng kém phẩm chất , hàng lậu , để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và của chính bản thân doanh nghiệp . Ngăn chặn các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường vì quyền lợi của toàn xã hội.

Giám sát các hoạt động tài chính . Nhà nước đã ban hành pháp lệnh về

kế toán và thống kê , yêu cầu các doanh nghiệp phải mở sổ sách kế toán , mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , có sử dụng đến nguồn vốn đều phải phản ánh trên sổ sách kế toán.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy sự phát triển của chúng ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w