Đầu tư phát triển tài sản vô hình

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp (Trang 27 - 28)

Trong thời đại kinh tế thị trường đang phát triển ngày một hoàn thiện như ngày nay tài sản vô hình của doanh nghiệp là một yêu tố quan trọng, nó quyết định khả năng tiêu thụ của sản phẩm và giá cả của chúng trên thị trường. Vì lẽ đó hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước đang đầu tư rất mạnh tay để nâng cao giá trị tài sản vô hình trong doanh nghiệp bao gổm: thương hiệu, hoạt động marketing, quảng cáo phân phối… chiếm khoảng từ 18% đến 22% tổng lượng đầu tư của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam hiện nay, nếu tính cả cộng đồng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành hàng thì cho tới nay số doanh nghiệp đã đăng ký thương hiệu, nhãn mác, xuất xứ hàng hoá mới chiếm khoảng 25%. Bình quân mỗi tháng chỉ có trên dưới 1.300 thương hiệu xin đăng ký bảo hộ. Nếu doanh nghiệp không chịu bỏ ra một khoản chi phí nhỏ ban đầu để đăng ký bảo hộ thương hiệu bản quyền sáng chế hàng hoá của mình thì sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài "chiếm đoạt" phải tốn chi phí đi kiện tụng gấp tới hàng chục lần. Võng xếp Vĩnh Lợi, Cà phê Trung Nguyên... là những ví dụ rõ nhất.

Trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế VN tuy đã diễn ra hơn 20 năm nhưng việc cạnh tranh và hội nhập mới diễn ra trong vài năm gần đây, nên cần phải có thời gian

mới xây dựng nên những thương hiệu là biểu tượng cho VN được. Ví dụ như Hàng không VN chẳng hạn có thể đầu tư xây dựng thành thương hiệu biểu tượng của quốc gia, như Kinh đô, như ngân hàng ACB, Vinamilk.v.v. đều đang là những thương hiệu tốt, nhưng cần nỗ lực, cần thời gian, đầu tư để trở thành thương hiệu biểu tượng của quốc gia

Bài học rõ ràng nhất là công cuộc đầu tư cho ngành dầu khí quốc gia. Việt Nam và Malaysia cùng một xuất phát điểm khi đầu tư cho nền công nghiệp khí từ những năm 1974-1975, nhưng đến nay, Petronas đã được biết đến như một tập đoàn dầu khí quốc tế, có hoạt động kinh doanh với 31 quốc gia khác trên thế giới, có nhiều công trình thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, trở thành thương hiệu biểu tượng cho Malaysia đối với các quốc gia khác. Còn Petro VN mặc dù cũng đã có những cố gắng nhưng vẫn nhỏ bé và thương hiệu vẫn không vượt ra được ngoài vùng lãnh thổ

Một số doanh nghiệp NN đã bắt đầu có cái nhìn đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu trong việc phát triển và từng bước vươn ra thị trường thế giới. Năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định sự phồn vinh hay suy thoái, phát triển hay tụt hậu của một doanh nghiệp nói riêng và của cả đất nước nói chung. Trong thực tế, Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện, doanh nghiệp cũng đã có nhiều cố gắng phát huy mọi lợi thế và khả năng để tăng sức cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ trên thương trường, chuẩn bị tốt cho hành trang hội nhập. Tập đoàn dệt may VN đang tập trung xây dựng từ 10 đến 20 thương hiệu sản phẩm quốc gia để quảng bá ra nước ngoài, đồng thời mua bản quyền và liên kết sản xuất từ 2 đến 4 thương hiệu nổi tiếng thế giới để bán trong nước Việt Nam hiện nay chưa có thương hiệu nào nằm trong top 1000 thương hiệu mạnh của thế giới cũng như 1000 thương hiệu mạnh của khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp (Trang 27 - 28)