Nguồn nhân lực là động lực quan trọng nhất, là nhân tố chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy đầu tư phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp.
DNNN được thành lập từ lâu, trình độ quản lý lại thấp nên cơ cấu lao động gián tiếp cao. Thêm vào đó, tuyển dụng lao động quản lý của DNNN vẫn theo phương thức cũ, tuyển dụng theo kiểu biên chế suốt đời và được coi là viên chức Nhà nước bao cấp theo kiểu hành chính Lao động quản lý của DNNN không tham gia vào thị trường lao động nên còn yếu kém, là một trong những nguyên nhân căn bản khiến chi phí gián tiếp ở loại hình DN này rất cao.
Mặt khác, DNNN có tỷ lệ lao động có tay nghề cao nhưng chất lượng lao động thấp. Thời gian qua, số lao động mà các DNNN tuyển dụng giảm đáng kể và ngược lại, tăng
cao ở các DN FDI (2% so với 15,6%). Điều này cho thấy, lao động trong các DN nhà nước đang ở tình trạng đông cứng, chưa tham gia thật sự vào thị trường lao động, đang làm cản trở sự phát triển của DN.
Trong những năm vừa qua, phần lớn các DNNN được sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa đã nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh tế, sản xuất kinh doanh đã có lãi, từ đó các doanh nghiệp cũng có cái nhìn đúng đắn và manh dạn đầu tư nhiều hơn về vấn đề phát triển nguồn nhân lực
Với ngân hàng Đầu tư và phát triển để có được đội ngũ chuyên viên giỏi nhất là trong các lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao và đang nỗ lực tiếp cận nhanh chóng với chuẩn quốc tế thì ngoài việc tuyển chọn rất khó khăn,doanh nghiệp phải bỏ ra hàng tỷ đồng để đào tạo, nâng cao chuyên môn và không ít người được cử đi đào tạo nước ngoài với số tiền lên tới hàng chục ngàn USD cho mỗi khoá học.
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phải thuê các chuyên gia nước ngoài với mức lương lên đến 20-40 ngàn USD nhưng muốn bỏ ra 30-40 triệu đồng cho một chuyên viên Việt Nam giỏi thì rất khó vì vướng các quy định.
Điều bất cập là các doanh nghiệp nhà nước dù rất mong muốn nhưng không thể phá vỡ quy định để có chế độ thu nhập riêng cho các chuyên gia giỏi. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân, các nhà đầu tư nước ngoài lại có thể chủ động làm việc đó và họ sẵn sàng chi tiền để "đón" những chuyên gia giỏi có kiến thức, kinh nghiệm và cả những mối quan hệ từ các doanh nghiệp nhà nước. Vì thế, động lực của hầu hết các trường hợp ra đi là vì lý do thu nhập.
Trong tiến trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý giải pháp thuê tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước đã được áp dụng, 4-2004, Thủ tướng đã ký quyết định cho phép thực hiện thí điểm việc thuê tổng giám đốc (CEO) tại 5 tổng công ty, công ty nhà nước.
5 DNNN được chọn thí điểm gồm: Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty ô tô Việt Nam (Vinamoto), và Công ty vận tải đa phương thức đều thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Công ty vận tải thiết bị điện Việt Nam (thuộc Bộ Công nghiệp trước đây), Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng (Vigracera) thuộc Bộ Xây dựng. Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, việc Chính phủ cho các DNNN được ký hợp đồng thuê CEO sẽ giúp cho doanh nghiệp tự chủ hơn trong việc lựa chọn những người
có tài và phù hợp ngồi vào vị trí điều hành, mở đường cho hàng loạt các DNNN khác đi theo hướng này. Thay vì như cơ chế cũ, doanh nghiệp ngồi chờ cơ quan chủ quản bổ nhiệm hoặc đề xuất bổ nhiệm.Tuy nhiên hiện tại chỉ có Vinamotor là đã thuê đươc CEO với mức lương rất khiêm tốn là 2000 USD(trong khi đó một ngân hàng cổ phần vừa được thành lập đang treo mức lương 15.000 USD/ tháng cho vị CEO tương lai trên một số phương tiện thông tin đại chúng, hay những quảng cáo tuyển dụng trong hơn một năm qua, mức lương vài ngàn đô la/ tháng xuất hiện ngày một nhiều từ các doanh nghiệp tư nhân.)
Hàng loạt các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn đã và đang mở những lớp đào tạo ngay tại chính doanh nghiệp mình tạo ra 1 lực lượng lao động có đầy đủ chuyên môn phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp và ngoài ra còn cung cấp cho những doanh nghiệp khác cùng địa bàn. Đây là một hướng đầu tư tích cực đang được nhà nước khuyến khích bằng nhiều chính sách cụ thể như nghị định 143/NĐ - CP của chính phủ ban hành ngày 15/6/2005 về việc tổ chức đào tạo nhân lực tại các doanh nghiệp…