KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 31 - 32)

Kết luận:

1. Đặc điểm sinh cơ học của các kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền được xác định và phân tích theo cấu trúc chuyển động trong không gian, thời gian và cấu trúc về lực. Quá trình nghiên cứu của luận án đã xác định được các thông số về tốc độ các khớp cổ tay, mũi bàn tay cùng với các thông số gián tiếp đánh giá về lực như tốc độ bóng, trọng tâm cơ thể so với mặt đất cho thấy gần như có sự ổn định và đồng đều nhau, đồng thời có sự khác biệt rõ rệt về các đặc tính sinh cơ học giữa các đối tượng có trình độ chuyên môn khác nhau. Quá trình nghiên cứu của luận án đã lựa chọn được 10 test sư phạm và các chỉ số sinh cơ đánh giá sức mạnh chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên gồm:

Các test sư phạm:

Các test thể lực gồm 06 test: Bật cao với tại chỗ (cm); bật cao với có đà bằng 1 chân (cm); bật xa tại chỗ (cm); bật xa 3 bước (cm); lực bóp tay thuận (kG); lực duỗi cơ chi dưới (kG).

Các test kỹ thuật gồm 04 test: Nhảy chuyền bóng trúng đích (điểm); nhảy chuyền bóng cao tay trước mặt số 3 → 4 (điểm); nhảy phát bóng cao tay trước mặt 3m cuối sân (điểm); nhảy phát bóng chuẩn vào ô (điểm).

Các chỉ số sinh cơ:

Đối với kỹ thuật nhảy chuyền bóng gồm 03 chỉ số: Tốc độ cổ tay (m/s); tốc độ của mũi bàn tay (m/s); tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s).

Đối với kỹ thuật nhảy phát bóng gồm 04 chỉ số: Tốc độ cổ tay (m/s); tốc độ của mũi bàn tay (m/s); tốc độ của bóng sau khi bóng rời tay (m/s); trọng tâm cơ thể so với mặt đất (m).

Trên cơ sở đó, kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được mối tương quan thuận chiều ở mức chặt chẽ giữa từng test đánh giá sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, cũng như mối quan hệ đa nhân tố ở mức tương đối chặt chẽ và tỷ trọng ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố đến hiệu quả

24

thực hiện kỹ thuật trên cả đối tượng nam sinh viên và nam VĐV bóng chuyền. Qua đó khẳng định được giữa các yếu tố sức mạnh chuyên môn có quan hệ thuận ở mức chặt chẽ với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng.

2. Luận án đã hệ thống hóa được 49 bài tập chuyên môn và phương tiện 10 máy tập Nautilus phát triển sức mạnh ứng dụng trong giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền, cụ thể:

Nhóm bài tập phát triển sức mạnh kỹ thuật nhảy chuyền bóng: 13 bài tập. Nhóm bài tập phát triển sức mạnh kỹ thuật nhảy phát bóng: 14 bài tập. Nhóm bài tập phát triển sức mạnh chung cho 2 kỹ thuật: 12 bài tập

Hệ thống máy tập sức mạnh Nautilus: 10 máy.

Qua thời gian thực nghiệm sư phạm 16 tháng (tương ứng với 02 năm học) đã xác định rõ được hiệu quả ứng dụng của các bài tập đối với mối tương quan giữa sức mạnh và hai kỹ thuật trong giảng dạy kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền chuyên ngành sư phạm thể dục trường Đại học TDTT Bắc Ninh, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các test với ttính > tbảng ở ngưỡng xác xuất P < 0.05 và xếp loại tổng hợp đánh giá trình độ kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng của đối tượng nghiên cứu với χ2

tính đều > χ2

bảng với P < 0.05.

Kiến nghị:

1. Hệ thống các chỉ số sinh cơ, các test sư phạm đã nghiên cứu có thể được coi là các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cần được áp dụng trong quá trình kiểm tra và đánh giá trình độ kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, cũng như trình độ sức mạnh chuyên môn cho 02 kỹ thuật này trong quá trình giảng dạy - huấn luyện sinh viên chuyên sâu bóng chuyền ở 2 năm cuối của chương trình giảng dạy.

2. Hệ thống các bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh, các máy tập sức mạnh Nautilus mà luận án đã xác định có thể được coi là các phương tiện mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng; đồng thời các phương tiện này có thể ứng dụng trên đối tượng VĐV bóng chuyền. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng, trong quá trình giảng dạy, huấn luyện, các giáo viên, HLV nên lưu ý đến mức độ ưu tiên trong sử dụng các bài tập kỹ thuật và bài tập phát triển sức mạnh theo tỷ trọng ảnh hưởng đã xác định.

3. Nhà trường cần trang bị bổ sung các thiết bị dạy học hiện đại cho các môn học nói chung và môn bóng chuyền nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu của của công tác giảng dạy - học tập, cũng như công tác kiểm tra - đánh giá.

4. Cần thiết phải có những nghiên cứu bổ sung mang tính toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề đổi mới phương tiện, phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và các môn thể thao chuyên sâu cũng như môn học bóng chuyền nói riêng cho sinh viên trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền (Trang 31 - 32)