Về phía các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG (Trang 27 - 29)

 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước. Điều này có nghĩa là quy mô và chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng một chính sách tín dụng có phù hợp và đúng đắn hay không.

 Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bao gồm các quy định phải thực hiện trong quá trình cho vay và thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tín dụng có được đảm bảo hay không phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng đảm bảo vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, đúng kế hoạch. Ngoài ra, việc linh hoạt trong quy trình tín dụng

cũng sẽ gây được cảm tình cho khách hàng và từ đó quy mô tín dụng có cơ sỏ được mở rộng.

 Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là những thông tin về khách hàng, môi trường kinh doanh của khách hàng, rủi ro khách hàng có thể gặp phải…. Thông tin tín dụng càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác bao nhiêu thì khả năng phòng ngừa rủi ro của ngân hàng càng lớn, chất lượng tín dụng càng được nâng cao. Mặt khác, một ngân hàng với lượng thông tin phong phú có thể đưa ra những tư vấn hữu ích cho khách hàng. Và đây chính là yếu tố mở rông quy mô tín dụng và tăng cường chất lượng tín dụng.

 Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng hoạt động trên nguyên tắc “nhận tiền gửi để cho vay”, đóng vai trò là trung gian tài chính. Vì vậy, muốn mở rộng cho vay thì trước hết phải huy động được nguồn. Nguồn vốn càng huy động được nhiều, đa dạng thì quy mô cho vay càng lớn và chất lượng của nguồn huy động của gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

 Công tác tổ chức của ngân hàng

Tổ chức của ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong ngân hàng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng quản lý sát sao các khoản cho vay. Đây là cở sở để mở rộng quy mô tín dụng và tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh để đảm bảo chất lượng tín dụng.

 Chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất

Chất lượng nhân sự chính là trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, marketing của người cán bộ ngân hàng. Cơ sở vật chất là máy móc, phương tiện làm việc, đây là hai

yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thu hút khách hàng của ngân hàng. Đặc biệt đối với đối tượng khách hàng là khu vực kinh tế tư nhân, trình độ nghiệp vụ của cán bộ

Chương II

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC HẢI DƯƠNG (Trang 27 - 29)