Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần thương mại Việt Anh (Trang 26 - 30)

1.4.4.1 Các nhân tố khách quan

* Chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước

Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một sự thay đổ nào trong chế độ, chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Đối với việc quản lý và sử dụng TSCĐ thì các văn bản về đầu tư, tính khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, quy

đi ̣nh về đổi mới, thanh lý tài sản cố đi ̣nh, thay thế mới tài sản cố đi ̣nh....sẽ quyết định khả năng khai thác TSCĐ.

* Thị trường và cạnh tranh

Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, giữa các sản phẩm ngày càng gay gắt do vậy các doanh nghiệp đều phải nỗ lực để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình như tăng chất lượng, hạ giá thành mà điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới TSCĐ trước mắt cũng như lâu dài.

Ngoài ra lãi suất tiền vay cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp khi lãi suất thay đổi thì nó sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị.

* Các yếu tố khác

Bên cạnh những nhân tố trên thì còn có nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ mà được coi là những nhân tố bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ,... Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng mà thôi.

1.4.4.2 Các nhân tố chủ quan

* Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiê ̣p quyết đi ̣nh sản phẩm mà doanh nghiê ̣p làm ra là cái gì, ngoài ra nó còn phu ̣ thuô ̣c và tính năng tác du ̣ng của tài sản cố đi ̣nh, mà tính năng tác du ̣ng của tài sản cố đi ̣nh của doanh nghiê ̣p đươ ̣c đầu tư, xây dựng xuất phát và có mối quan hê ̣ hai chiều với ngành nghề kinh doanh. Vì vâ ̣y viê ̣c quyết đi ̣nh ngành nghề kinh doanh cũng gần như là viê ̣c quyết đi ̣nh sản phẩm mà tài sản cố đi ̣nh sẽ đầu tư là gì.

* Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh

Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất kinh doanh tác động đến một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sự dụng TSCĐ như hệ số đổi mới máy móc thiết

bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất. Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn thì doanh nghiệp sẽ luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

* Trình độ quản lý tài sản cố đi ̣nh

Trình độ quản lý TSCĐ đòi hỏi người quản lý phải biết sắp xếp công việc một cách hợp lý như trong quá trình sản xuất kinh doanh việc vâ ̣n hành máy móc thiết bi ̣, nếu máy móc thiết bi ̣ hỏng hóc thì phải có kế hoa ̣ch sửa chữa ngay. Đây là nhân tố quan tro ̣ng và có ý nghĩa quyết đi ̣nh nên doanh nghiê ̣p cần phải có kế hoach sửa chữa và cung cấp các yếu tố để ki ̣p thời sửa chữa. Con người là nhân tố chủ quan, quan tro ̣ng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiê ̣p, tự thân máy móc thiết bi ̣ không thể làm viê ̣c đươ ̣c, cho nên công tác quản lý và điều hành do con người nắm giữ, điều khiển máy móc thiết bi ̣ phu ̣c vu ̣ cho sản xuất. Nhưng công tác tổ chức lao đô ̣ng, bố trí máy móc thiết bi ̣ phu ̣c vu ̣ cho sản xuất la ̣i phu ̣ thuô ̣c vào chất lươ ̣ng của đô ̣i ngũ những người quản lý. Do vâ ̣y để có thể quản lý và sử du ̣ng tài sản cố đi ̣nh mô ̣t cách có hiê ̣u quả thì cần phải bồi dưỡng, đào ta ̣o nâng cao trình đô ̣ tổ chức và trình đô ̣ tay nghề của người lao đô ̣ng.

Viê ̣c bố trí lao đô ̣ng hợp lý, đúng người đúng viê ̣c sẽ phát huy được năng lực sản xuất của mỗi người lao đô ̣ng; góp phần nâng cao hiê ̣u quả sử du ̣ng tài sản cố đi ̣nh trong doanh nghiê ̣p.

* Chủng loại và chất lượng nguyên vật liê ̣u đầu vào

Để tiến hành sản xuất thì ngoài các yếu tố như máy móc thiết bi ̣, lao đô ̣ng, còn có yếu tố quan tro ̣ng nữa là nguyên vâ ̣t liê ̣u. Nếu hai yếu tố là máy móc thiết bi ̣ đã chuẩn bi ̣ tốt rồi mà mà nguyên vâ ̣t liê ̣u không có hoă ̣c không đủ, không đúng chủng loa ̣i, chất lượng, và không đúng thời gian cung ứng thì sẽ làm gián đoa ̣n quá trình sản xuất của doanh nghiê ̣p, ảnh hưởng tới hiê ̣u quả sử du ̣ng máy móc thiết bi ̣ và tài sản cố đi ̣nh nói chung của doanh nghiê ̣p.

* Hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp

Tài sản cố định của doanh nghiệp được tài trợ bằng hai nguồn là: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Cả hai nguồn mà doanh nghiệp dùng mua sắm các tài sản cố định đều phải trả một chi phí gọi là chi phí sử dụng vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu thì chi phí là chi phí cơ hội mà doanh nghiệp có thể dùng để đầu tư vào một dự án khác. Với nợ phải trả thì doanh nghiệp phải trả một khoản tiền cho chủ sở hữu nguồn vốn đó để doanh nghiệp có quyền sử dụng nó. Chính vì doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí để có được tài sản sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên hiệu quả của việc huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói riêng của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần thương mại Việt Anh (Trang 26 - 30)