THÀNH PHẨM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần thương mại Việt Anh (Trang 32 - 36)

đầu vào là khối gỗ đưa qua máy xẻ, khối gỗ được xẻ ra thành nhiều tấm. Sau đó các tấm gỗ được đưa vào máy sấy, tại đây các tấm gỗ được sấy khô theo tiêu chuẩn đề ra của từng loại gỗ. Tiếp theo sau công đoạn sấy, gỗ được đem tiến hành gia công thành những tấm ván sàn ở dạng sản phẩm mộc. Sau đó những tấm ván sàn mộc này sẽ được mài nhẵn. Cuối cùng là đến công đoạn phun bóng sản phẩm và sản phẩm hoàn thành được nhập vào kho.

2.1.2 Đặc Điểm cơ cấu tổ chức của Công ty* Ban giám đốc * Ban giám đốc

- Giám đốc: Đứng đầu bộ máy quản lý, là người phụ trách chung về tình hình sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước công ty và Nhà nước, về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh việc ủy quyền cho các phó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua các trưởng phòng và quản đốc phân xưởng.

GỖ MÁY SẺ MÁY SẤY TIẾN HÀNH

GIA CÔNG

MÀI NHẴNPHUN BÓNG PHUN BÓNG

THÀNHPHẨM PHẨM

- Phó giám đốc kế hoạch – kinh doanh: Là người được giám đốc ủy quyền chỉ đạo mọi kế hoạch kinh doanh và tài chính của công ty, là người có trách nhiệm làm cho công ty luôn hoạt động sản xuất kinh doanh đều đặn. Tức là chỉ đạo về hoạt động sản xuất kinh doanh, về tài chính và tìm kiếm các đơn đặt hàng cho công ty. Là người giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính khi giám đốc vắng mặt.

- Phó giám đốc kỹ thuật : Là người được ủy quyền chỉ đạo về hoạt động sản xuất sản phẩm của công ty, là người chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất chung của công ty và chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề về sản xuất khi giám đốc vắng mặt.

* Các phòng ban

- Phòng kế hoạch Chức năng:

+ Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch hoá và điều độ sản xuất, tìm người và thị trường mua các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra.

Nhiệm vụ:

+ Trên cơ sở mục tiêu trên, chiến lược và thị trường xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.

+ Phân bổ kế hoạch tháng, quý cho các đơn vị.

+ Điều độ sản xuất, phối hợp hoạt động của các đơn vị thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.

+ Khai thác, tiếp nhận, quản lý, cấp phát vật tư nguyên phụ liệu chính xác, kịp thời phục vụ sản xuất.

+ Thanh quyết toán hợp đồng vật tư, nguyên phụ liệu với các khách hàng và các đơn vị nội bộ.

+ Tổ chức tốt việc tiêu thụ: giao hàng gia công, bán hàng sản xuất và các dịch vụ khác.

+ Lập báo cáo thống kê kế hoạch quy định - Phòng kế toán - tài vụ:

Phòng kế toán tài chính là cơ quan tham mưu và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính cho giám đốc, kiểm soát và chịu trách nhiệm về

toàn bộ những hoạt động của công ty có liên quan đến lĩnh vực tài chính chịu trách nhiệm trong việc tạo nguồn và sử dụng có hiệu quả phục vụ cho nhu cầu về vốn của hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng chịu trách nhiệm về phân tích tài chính cho giám đốc để nắm tình hình của toàn công ty.

Cùng với các bộ phận chức năng và phân xưởng, phòng kế toán tài chính lập ra các định mức vật tư kỹ thuật, xây dựng đơn giá tiền lương, đơn giá sản phẩm… Ngoài ra phòng còn phải căn cứ vào số liệu báo lên từ phân xưởng và phòng kế hoạch để tính ra giá thành công xưởng và giá thành đầy đủ làm căn cứ cho phòng kế hoạch.

- Phòng tổ chức – hành chính: thực hiện chức năng quản lý, sắp xếp nhân sự, soạn thảo các nội quy, các công văn điều động tuyển dụng lao động.

- Phòng kỹ thuật – KCS Chức năng:

+ Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất

Nhiệm vụ:

+ Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm, đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất các loại sản phẩm mới.

+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất các loại sản phẩm mới.

+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất phát triển khoa học công nghệ.

+ Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, sản phẩm, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật - tổ chức hướng dẫn kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm. + Tổ chức làm thử mẫu sản phẩm, chế thử, giác thử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Quản lý kỹ thuật và tình trạng thiết bị, máy móc, hệ thống điện trong công ty - Phòng cơ điện: Theo dõi tình hình hoạt động của toàn bộ máy móc thiết bị, nghiên cứu và cải tiến các chức năng của máy móc thiết bị sao cho phù hợp với tình hình thực tế của xí nghiệp.

* Các bộ phận sản xuất

- Quản đốc phân xưởng: Có trách nhiệm quản lý, đôn đốc công nhân phân xưởng làm việc có hiệu quả.

+ Phân xưởng xẻ: Có trách nhiệm đưa nguyên vật liệu đầu vào là những khối gỗ vào máy sẻ, để sẻ nhỏ ra nhành những tấm gỗ. Đây là công đoạn đầu tiên để làm ra một sản phẩm.

+ Phân xưởng sấy: Có những nhiệm vụ sấy những tấm gỗ mà phân xưởng sẻ chuyển sang, để sẻ nhỏ ra một sản phẩm.

+ Phân xưởng mộc: Có nhiệm vụ sử dụng những tấm gỗ ở phân xưởng sấy để tạo ra thành những thành phẩm ở dạng mộc do Phòng kỹ thuật – KCS gửi xuống. Đây là công đoạn thứ ba để làm ra một sản phẩm.

+ Phân xưởng sơn: Có nhiệm vụ làm nhẵn, phun bóng những sản phẩm từ phân xưởng mộc chuyển sang và kết hợp với một số vật liệu khác để tạo ra thành những sản phẩm nội thất. Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thành một sản phẩm.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp:

Giám đốc Phó GĐ KH- KD Phó GĐ Kỹ thuật Phòng KH- KD Phòng Kế toán, Tài vụ Phòng Hành Chính Hµnh ChÝnh Phòng Cơ điện Phòng KT- KCS PX Sấy PX Mộc Quản đốc PX PX Xẻ PX Phun sơn

Quan hệ phối hợp

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần thương mại Việt Anh (Trang 32 - 36)