Theo tài liệu [1] trang 101 ta có khái nhiệm kết cấu ổ trục máy nén khí trục vít như sau:
a)
Hình 3-12 Kết cấu ổ trục máy nén khí trục vít. a) Kết cấu ổ trượt; b) Kết cấu ổ lăn.
Ổ trục máy trục vít có đặc trưng trước tiên là vận tốc vòng cao. Đối với máy nén vít áp suất thấp và kích thước nhỏ, thường chọn ổ lăn theo tiêu chuẩn chung hoặc chuyên ngành. Sử dụng ổ lăn cho máy nén vít đơn giản kết cấu và rẻ tiền hơn, phía buồng đẩy lắp ổ lăn và ổ chặn kiểu con lăn. Ổ chặn chịu lực ảnh hưởng của lực hướng trục theo hai hướng ngược nhau. Điều đó xảy ra khi khởi động máy hay khi làm việc của máy nén khí trục vít có hệ số nén thấp, trước tiên hay xảy ra đối với trục vít bị động.
Điểm định vị rotor với vỏ phải đặt ở phía đẩy bởi vì khe hở mặt đầu của vít với vỏ theo phía đẩy phải tối thiểu. Thường nó nằm trong giới hạn δ = 0,05÷0,1 mm. Khi làm việc khe hở này sẽ không thay đổi đáng kể nếu như khoảng cách giữa điểm định vị với buồng đẩy càng nhỏ. Việc lắp đặt ổ chặn phía hút đòi hỏi tăng đáng kể khe hở hướng trục của vít với vỏ phía đẩy, điều đó làm tăng rò rỉ khí nén về buồng hút.
Trong máy nén khí có hệ số nén thấp, độ chênh nhiệt độ không lớn, có thể lắp ổ chặn ở phía hút, ổ thứ hai là ổ lăn để chịu lực hướng kính và không cần hạn chế dịch chuyển hướng trục của rotor.
Việc dùng ổ trục lăn trong máy nén trục vít còn có ưu điểm so với ổ trượt là nó đảm bảo ổn định giá trị khe hở giữa các vít và cho phép đơn giản hóa về độ tin cậy khi tính toán khe hở trong trạng thái làm việc.
Máy nén trục vít có lưu lượng trung bình và lớn thường có áp suất buồng đẩy khoảng 4÷5 at và cao hơn. Có giá trị lực hướng kính của nó đến vài tấn. Trong trường hợp này, tính thêm điều kiện số vòng quay lớn, không thể chọn ổ lăn được mà chọn ổ trượt.
Ổ trục trượt đòi hỏi phải có tra dầu cưỡng bức để bôi trơn và làm mát. Một số kết cấu người ta dùng bơm dầu. Chính điều đó dẫn đến tính toán phức tạp và không đạt độ tin cậy cao. Khó khăn là ở chỗ khi thay đổi số vòng quay hình hoc sẽ thay đổi đáng kể (từ 0 đến giá trị nào đó) trong khi tính và chon các giá trị của các thông số khác chỉ trong một số lượng giới hạn chế độ làm việc (vị trí của trục).
Để tránh cọ sát giữa vít với vỏ phải khống chế khe hở tối thiểu giữa chúng nên yêu cầu khe hở hướng kính giữa ngõng trục và ống lót nhỏ hơn 1,5 đến 2 lần giá trị ổ trục làm việc trong điều kiện tương tự của máy khác.
Trường hợp sử dụng ổ trục trượt trong máy nén trục vít cần phải tính đến nguyên tắc ổn định chiều lực tác dụng trên tất cả 4 ổ lăn do tổng lực tác động, kể cả trọng lượng của rotor, điều đó tránh được sự cọ sát giữa các vít hay kẹt giữa hai vít.
Khi thiết kế các bộ phận ổ trục trượt đặc biệt chú ý tới sự dẫn dầu và dẫn dầu ra một cách tự nhiên, cũng như bảo đảm lượng dầu chảy theo hướng trục trên vít từ phía buồng hút.
Các ống lót của ổ trượt thường làm dạng tháo được. Trong các loại vỏ có mặt tháo được dọc trục, các ống lót không tháo được sẽ là sự bất tiện, nhưng nó được sử dụng để tạo ra màn dầu vững chắc ngay cả khi có nguyên nhân nào đó làm thay đổi hướng lực tác dụng lên ổ tựa.
Các ổ chặn trượt trong máy nén trục vít người ta sử dụng má rẻ quạt dạng Mitrec. Ổ chặn trượt thường lắp đặt ở phía buồng đẩy. Ổ trượt chặn từ hai phía, trong đó phía không làm việc các má rẻ quạt có số lượng ít hơn hoặc đơn giản là vòng babit.
Đối với ổ này vì phía không làm việc, khe hở giữa mặt đầu rotor và vỏ ở phía đẩy phải đặt nhỏ tối thiểu. Di chuyển đầu trục của rotor phụ thuộc vào kích thước máy và kết cấu ổ chặn trục, có giá trị trung bình khoảng 0,12÷0,2 mm. Giá trị lớn nhất của khe hở phía buồng đẩy giữa vít và phải khác xa với giá trị nhỏ nhất của độ di chuyển này.