Tổng tài sản bình quân
1.5. Phương hướng và phương pháp hoàn thiện tình hình tài chính ngắn hạn
+ Đối với tài sản ngắn hạn: - Quản lý dự trữ tồn kho:
Dự trữ, tồn kho là là một bộ phận quan trọng của tài sản ngắn hạn, là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động của DN.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các DN không thể tiến hành sản xuất đến đâu, mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp làm ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để quá trình SXKD được vận hành tốt. Quản lý hàng tồn kho, vật liệu dự trữ hiệu quả sẽ giúp DN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, hạn chế được chi phí, ứ đọng vốn, tăng lợi nhuận.
- Quản lý tiền mặt, chứng khoán
Trong kinh doanh, các Dn phải lưu giữ tiền mặt cần thiết để thanh toán các hoá đơn, khi tiền mặt giảm, Dn sẽ phải bù đắp bằng các bán các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Chi phí cho việc lưu giữ tiền mặt ở đây là chi phí cơ hội, là lãi suất mà DN bị mất đi.
- Quản lý khoản phải thu
Các DN cần đưa ra những phân tích về khả năng tín dụng của khách hàng và quyết đinh có nên cấp tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng đó hay không.
Theo dõi các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản lý các khoản phải thu. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp cho DN có thể kịp thời thay đổi các chính sách tín dụng với từng loại khách hàng cho phù hợp với nên kinh tế.
+ Đối với tài sản dài hạn:
Tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất kinh doanh, giúp khai thác hết công suất tài sản cố định, thiết bị máy móc kỹ thuật, từ đó giảm tối đa chi phí cố định cho sản phẩm.
Xây dựng kết cấu tài sản dài hạn hợp lý tuỳ tính chất cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp, trong đó tài sản dài hạn trực tiếp sản xuất sản phẩm cần chiếm tỷ trọng cao,quản lý chặt chẽ các chi phí trong quá trình xây dựng cơ bản của DN.
+ Đối với nguồn vốn :
Phân bố nguồn vốn cho các tài sản hợp lý, tổ chức cấp phát vốn kịp thời, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể so sánh đựơc lợi nhuận thực hiện và lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận của các năm trước. Từ đó cho ta thấy được các hoạt động tăng giảm nguồn vốn có ảnh hưởng thế nào đến doanh thu, lợi nhuận…Qua đo ta có thể đánh giá tỏng quát tình hình thực hiện kế hoạch và đề ra phương án giải quyết.
Tăng các chỉ số tài chính
- Để tăng chỉ số ROA ( khả năng sinh lời của tài sản ) ta có thể tăng ROS hay tăng vòng quay của tổng tài sản.
ROA = Lợi nhuận biên ( ROS ) x Vòng quay TTS Lợi nhuận sau thuế
ROS =
Doanh thu
Muốn tăng ROS công ty cần tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán để có lợi nhuận cao hơn trên một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên nếu tăng giá bán sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh, vì vậy tốt nhất là DN nên giảm thiểu chi phí ( chi phí lãi vay, giá vốn hàng bán..) để có thể đạt ROS cao hơn, tăng khả năng sinh lời của tài sản.
Doanh thu Vòng quay TTS =
Tổng tài sản
Để tăng vòng quay của tổng tài sản, DN cần phải tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán, tiết kiệm tài sản, đồng thời tăng cường hoạt động Marketting, xúc tiến bán hàng, chấp nhận lợi nhuận thấp trên mỗi đơn vị sản phẩm.
- Để tăng chỉ số ROE
Muốn tăng chỉ số ROE ta có thể tìm cách tăng cả ROA và tỷ số giữa tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu ( TTS/VCSH)
Tổng tài sản ROE = ROA x
Tổng vốn chủ sở hữu
nợ. Điều này cho thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của CSH càng cao. TTS/VCSH còn được gọi là đòn bẩy kinh tế, nó là con dao hai lưỡi đối với bất cứ DN nào do tỷ số nợ tăng kéo theo rủi ro cũng sẽ tăng.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI NÚI VÀNG