Chú trọng công tác đào tạo cán bộ:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

C SL LU NV HO ỀẠ ĐỘNG THANH T ON KHÔN GD NG TIN M T ỀẶ

2.3.3. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ:

Toàn cầu hóa hội nhập khu vực và quốc tế đang là xu thế khách quan cùng với sự phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế- xã hội của đất nước, hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam phải đương đầu với các đối thủ lớn mạnh về nhiều mặt. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, để tăng

khả năng vạch chiến lược, phát triển nghiệp vụ và công nghệ, nhất là tronglĩnh vực thanh toán, cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Trong mọi hoạt động, con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Để khẳng định vị trí đó, cần thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, trong đó có cán bộ kế toán: từ cán bộ lãnh đạo đến các kế toán viên. Hoàn thiện cơ chế về cán bộ bao gồm các chính sách: tuyển dụng, đào tạo, điều động, quy hoạch, bổ nhiệm đối với cán bộ nhân viên. Kiện toàn tổ chức, đổi mới hoạt động của trung tâm đào tạo theo cơ chế mới đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ với các mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Đối tượng, nội dung, kết quả đào tạo gắn liền với đánh giá, kiểm tra, phân loại để nâng cao chất lượng cán bộ, đảm bảo cán bộ đủ tiêu chuẩn.

Cần xây dựng chương trình đào tạo, từng bước đưa vào tiêu chuẩn công tác đào tạo cán bộ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức mới để nâng cao chất lượng công tác thanh toán. Phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có năng lực trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, có trách nhiệm, nhiệt tình với công việc. Bổ sung kịp thời cán bộ lãnh đạo, củng cố đội ngũ cán bộ kế toán chủ chốt, xây dựng kế hoạch bổ nhiệm năm và quy hoạch cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành viên phát huy hết năng lực của mình.

Như vậy, cần đa dạng hóa hình thức đào tạo: đào tạo, đào tạo lại, tập trung, tại chức, dài hạn, ngắn hạn, đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước. Yếu tố hợp tác đào tạo cần được đẩy mạnh để có thể nhận rõ được yếu kém của mình, đồng thời học hỏi được kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng từ các Ngân hàng hiện đại, tạo ra sự gắn bó giữa kiến thức tiên tiến với thực tiễn hoạt động tại các Ngân hàng. Từ đó, cải thiện, nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu đổi mới Ngân hàng về kiến thức nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kiến thức về luật,...., hình thành đội ngũ cán bộ kế toán thành thạo, hiện đại, văn minh, lịch sự trong giao tiếp và phục vụ. Kết hợp chặt chẽ giữa các cán bộ kỹ thuật, bộ phận kỹ thuật với các cán bộ kế toán để các bộ phận nghiệp vụ hiểu biết hơn về công tác kỹ thuật, hạn chế sự cố xảy ra và cùng phối hợp phát triển.

Các cán bộ phải tự năng động tìm hiểu các nghiệp vụ Ngân hàng mới đặc biệt trong nội dung dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán để thực hiện tốt việc triển khai dự án trên phạm vi sâu rộng, từ đó có thể xây dựng các ứng dụng mới hiệu quả.

Ngoài ra, cũng cần xây dựng các chính sách động lực để thúc đẩy, khuyến khích vật chất, chăm lo điều kiện phát triển cho nhân viên, hỗ trợ tài chính để cán

bộ tự học tập nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, tạo thuận lợi giúp cho họ hoàn thành tốt công việc, gắn bó họ với cơ quan. Đồng thời, phải có sự phối hợp đồng bộ trong hoạt động của các phòng ban để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất

Việc đào tạo cán bộ có trình độ công nghệ thông tin Ngân hàng vừa có thể ứng phó ngay được với thực tế trước mắt, vừa có tính chiến lược lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển công nghệ trong tương lai, tránh những hụt hẫng về sự tụt hậu so với thế giới, là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó có tính quyết định trong thời đại sử dụng công nghệ hiện đại trên thương trường thương mại điện tử thế giới đang phát triển như vũ bão như ngày nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w