Điều chỉnh khe hở má phanh và tang phanh

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp phanh ô tô du lịch (Trang 60 - 67)

Trong quá trình sử dụng, cần tiến hành kiểm tra điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang của cơ câu phanh guốc.

Khi kiểm tra, bánh xe được kích khỏi mặt đất, xoay tới vị tri đánh dấu giữa mâm phanh và tang phanh, sử dụng căn lá để đo khe hở tại lỗ kiệm tra. Ngoài ra, co thê kiểm tra bằng kinh nghiệm thông qua hành trình bàn đạp phanh.

Thông thường, trên xe du lịch sử dụng hai kết cấu điều chỉnh là cam lệch tâm và cần đẩy. Đối với cam lệch tâm, bánh xe được kích khỏi mặt đất, xoay đều hai cam cho tới khi bánh xe bị bó cứng. Sau đó nhả đều cả

hai cam để bánh xe có thể quay tự do. Tương tự, với kết cấu dạng cần đẩy, xoay ốc điều chỉnh thay đổi chiều dài cần đẩy cho tới khi bánh xe bị hãm cứng. Sau đó nhả dần để bánh xe có thể quay tự do. Việc điều chỉnh phải thực hiện với cả hai bánh xe trên một cầu.

Đối với các cơ cấu phanh sử dụng chốt tựa kiểu bạc lệch tâm thì chỉ điều chỉnh bạc khi thay thế, sửa chữa.

4.2.3. Xả khí trong dẫn động thủy lực.

Đối với hệ thống phanh dẫn động thủy lực, nếu trong đường ống có lẫn các bọt khí có độ đàn hồi cao, lực bàn đạp sẽ không được truyền tới các guốc phanh. Do đó, khi tiến hành sửa chữa hay thay thế, cần tiến hành xả khí đúng quy trình tại tất cả các vị trí có vít xả khí theo nguyên tắc : ‘‘từ xa về gần, từ thấp lên cao’’.

4.3. Các hư hỏng thông thường và cách khắc phục.

Các hư hỏng thường gặp đối với hệ thống phanh xe du lịch, nguyên nhân và cách khác phục được trình bày trong bảng 4.1.

TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

1 Hiệu quả phanh không đạt

1.1 - Hành trình cáo ích của bàn đạp phanh dài.

- Khe hở má phanh tang phanh lớn do điều chỉnh sai.

- Hỏng kết cấu tự động điều chỉnh khe hở má phanh (nếu có).

- Mà phanh quá mòn,

- Điều chỉnh lại cơ cấu phanh tang trống, thay thế má phanh nếu cần. - Sửa chữa phục hồi hoặc thay thế.

TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

vào tang trống (đĩa phanh). - Dầu phanh bị rò rỉ và hao hụt dần dần. - Tìm và khắc phục vị trí rò rỉ, bổ sung dầu. 1.2 - Bị ‘‘hẫng’’ bàn đạp phanh. - Rách các cupen làm mất hoàn toàn khả năng dẫn động.

- Đường ống bị rò rỉ lớn.

- Dầu phanh bị lẫn bọt khí do thiếu dầu trong bình chứa.

- Dầu phanh lẫn nước, khi làm việc liên tục, nhiệt độ hệ thống tăng, nước bốc hơi tạo bọt khí trong đường ống.

- Xác định vị trí và thay thế.

- Xác định vị trí hư hỏng và thay thế.

- Bổ xung dầu, tiến hành xả khí và xác định nguyên nhân gây hao hụt dầu trong bình chứa. - Sử dụng phanh bằng động cơ để tránh cho hệ thống bị quá nhiệt.

Thay dầu phanh đúng định kỳ, tránh để dầu tiếp xúc với không khí. 1.3 - Lực bàn đạp

phanh lớn nhưng hiệu quả phanh xe rất ít hoặc không có. - Bề mặt má phanh dính dầu mỡ, bụi bẩn làm giảm hệ số ma sát. - Lớp vật liệu trên bề mặt má phanh bị cháy do quá nhiệt làm giảm hệ số ma sát.

- Làm sạch má phanh.

- Thay má phanh.

- Kiểm tra xác định nguyên nhân và khắc

TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

- Tắc đướng ống dấn do bẹp hoặc do dầu phanh lẫn tạp chất.

- Kẹt các pittông cưa cơ cấu phanh, bó kẹt guốc phanh.

phục.

- Tiến hành sửa chữa.

2 Bó phanh

2.1 Hiện tượng xuất hiện sau khi điều chỉnh, sửa chữa.

- Điều chỉnh sai hành trình tự do bàn đạp phanh.

- Điều chỉnh sai phanh dừng

- Điều chỉnh sai khe hở má phanh.

- Điều chỉnh lại.

2.2 Hiện tượng xuất hiện trong quá trình sử dụng.

- Gãy, tuột lò co hồi vị bàn đạp phanh.

- Gãy, tuột lò co hồi vị cơ cấu phanh.

- Kẹt guốc phanh. - Tắc lỗ hồi dầu xy lanh chính hoặc hỏng van 1 chiều hồi dầu.

- Bơm đều các lốp xe theo tiêu chuẩn.

- Kiểm tra xác định nguyên nhân và khắc phục.

3 Xe bị lệch hướng chuyển động khi phanh

3.1 Hiện tượng xuất hiện sau khi điều chỉnh, sửa chữa.

- Khe hở má phanh tang phanh ở hai bên bánh xe không bằng nhau.

- Còn lẫn bọt khí trơng

- Điều chỉnh lại cơ cấu phanh tang trống.

- Tiến hành xả khí đúng quy trình.

TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

đoạn cuối đường ống của một bên cơ cấu phanh.

3.2 Hiện tượng xuất hiện trong quá trình sử dụng.

- Áp suất lốp xe hai bên không đều nhau.

- Xảy ra các hư hỏng đã nêu đối với một bên cơ cấu phanh hoặc phần dẫn động.

- Lò xo hồi vị một bên cơ cấu phanh quá yếu.

- Bơm đều các lốp xe theo tiêu chuẩn.

- Kiểm tra xác định nguyên nhân và khắc phục.

- Thay thế.

4 Có tiếng kêu phát ra từ cơ cấu phanh

4.1 Tiếng kêu phát ra khi không phanh

- Có bụi bẩn kẹt giữa má phanh và đĩa phanh. - Má phanh và tang phanh (đĩa phanh) bị sát, có thể xảy ra bó kẹt.

- Đĩa phanh vị méo, lệch cà sát vào các phần cố định.

- Tang phanh bị sát với mâm phanh.

- Làm sạch cơ cấu phanh.

- Điều chỉnh lại. - Tiến hành sửa chữa.

4.2 Tiếng kêu phát ra khi phanh.

- Hết má phanh.

- Guốc phanh bị rơ lỏng, xô lệch.

- Lòng tang phanh không tròn đều.

- Thay má phanh. - Tiến hành sửa chữa.

TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC 5 Phanh ăn đột

ngột.

- Hành trình tự do của bàn đạp ngắn, bàn đạp phanh để quá cao. - Má phanh bị ướt - Lòng tang phanh không tròn đều. - Xylanh công tác lắp không chặt. - Hỏng lò xo hồi vị cơ cấu phanh. - Hỏng trợ lực phanh. - Điều chỉnh lại. - Rà nhẹ phanh.

- Sửa chữa tang phanh. - Siết chặt các vị trí cố định.

- Thay lò xo hồi vị. - Sửa chữa hoặc thay thế.

6 Xe nhao về phía trước khi phanh.

- Hiệu quả phanh của cầu sau kém. - Hỏng bộ điều hoàn lực phanh. - Kiểm tra xác định nguyên nhân và khắc phục.

- Sửa chữa hoặc thay thế.

7 Xe hay bị trượt lết khi phanh.

- Bánh xe quá mòn. - Hiệu quả phanh của cầu trước kém. - Hỏng bộ điều hòa lực phanh. - Thay thế. - Kiểm tra xác định nguyên nhân và khắc phục.

- Sửa chữa hoặc thay thế.

8 Trên bảng điều khiển xuất hiện biểu tượng ( ! ) đối với các xe

- Thiếu dầu phanh. - Hết má phanh.

- Bổ sung và tìm nguyên nhân hao hụt dầu.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp phanh ô tô du lịch (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w