2 2 Cách thức ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử

Một phần của tài liệu SKKN: SƯU TẦM VÀ ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN ( PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI) (Trang 41 - 47)

III. 2. 2. 1. Công tác chuẩn bị.

Công tác chuẩn bị là khâu đầu tiên đảm bảo cho sự thành công của một cuộc thi. Công tác chuẩn bị tốt, chu đáo sẽ dẫn đến những thuận lợi khi cuộc thi diễn ra và thu được nhiều thành công ngoài kết quả dự kiến. Và ngược lại, nếu công tác chuẩn bị không tốt, không chu đáo sẽ thì cuộc thi sẽ diễn ra không suôn sẻ và có thể gây nên những “tác dụng phụ”. Công tác chuẩn bị cần đảm bảo những yếu tố:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi: Kế hoạch phải thật chi tiết, xác định rõ chủ đề, mục đích – yêu cầu, quy mô thời gian, địa điểm, đối tượng, thành phần tham gia. Cũng như nội dung chính, thể lệ trò chơi, ban giám khảo, giải thưởng (nếu có).

- Giáo viên bộ môn lịch sử sau khi lên kế hoạch báo cáo với Hiệu trưởng nhà trường và Phó hiệu trưởng chuyên trách bộ môn báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo. Tranh thủ sự trợ giúp kinh phí vật chất và các điều kiện khác của nghành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội khác.

- Trên cơ sở tổ chức chơi mà học nên giáo viên bộ môn vẫn phải xây dựng giáo án, dựa trên giáo án bài dạy giáo viên xác định rõ phần nào giảng dạy và phần nào cho các em chơi để học .

- Giáo viên phải thiết lập hệ thống câu hỏi sao cho khoa học hợp lí mà học sinh vẫn có thể trả lời nhanh nhất, tiếp thu dễ dàng nhất.

- Phòng học nếu có thể bài trí đơn giản nhưng có thể góp phần làm tăng thêm không khí cho việc học và chơi.

- Giáo viên cần báo cho học sinh biết trước, hướng dẫn cho các em chuẩn bị bài học ở nhà để khi lên lớp học sinh chủ động tích cựu tham gia vào quá trình giảng dạy hay các trò chơi mà giáo viên thiết kế.

- Hệ thống micro, màu sắc, âm thanh nếu có cần phải được chuẩn bị kĩ trước khi để phát huy tối ưu. Khi tiến hành các hoạt động, các em học sinh phải có đầy đủ chỗ ngồi, đảm bảo các em tham gia được đầy đủ.

- Giáo viên cần phải trực tiếp đóng vai trò làm giám khảo khi tổ chức các trò chơi. Ngoài ra cần phải chọn ra các em học sinh tham gia vào quá trình tổ chức như MC, thư kí…

- Ở mỗi bài dạy giáo viên cần đưa ra kế hoạch chi tiết, mỗi phần chơi bao nhiêu thời gian, áp dụng trò chơi nào là hiệu quả?

- Sau khi hoàn thành kế hoạch cần báo cáo lãnh đạo, các bộ phận cũng như xin ý kiến đóng góp của động nghiệp.

- Từ sự góp ý của các bộ phận, giáo viên xem xét bổ sung và hoàn chỉnh lại toàn bộ kế hoạch.

III. 2. 2. 2. Tổ chức trò chơi.

Khi tiến hành trò chơi cần thực hiện các việc sau:

- Theo đúng trình tự chương trình đã có mà thực hiện do nội dung đã được chuẩn bị kĩ từ trước, được sự xem xét góp ý của lãnh đạo nhà trường cũng như tổ và đồng nghiệp.

- Giáo viên cần có sự chuẩn bị về vật chất và tinh thần để giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh, khi xử lí cần phải có sự cân nhắc làm sao thật khéo léo để học sinh được học và chơi thoải mái không mất đoàn kết trong lớp học.

- Về hình thức cần tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng vui tươi sinh động nhưng phải chú ý nội dung hướng cho các em vào những vấn đề mình muốn truyền đạt.

- Cần chọn người dẫn chương trình cho phù hợp với từng loại hình cụ thể. Nếu nặng kiến thức thì mời người có kiến thức, nặng về giải trí thì mời người có khiếu hài hước để cuộc chơi luôn sinh động.

- Các nội dung thi, các câu hỏi phải được soạn kĩ cả phần hỏi lẫn phần đáp, được duyệt kĩ trước khi đem ra sử dụng. Các câu hỏi (kín, mở..) phải được thống nhất chung.

- Giáo viên phải luôn là người công bằng nhất, tạo uy tín đối với học sinh để khi chơi và học các em có tinh thần thoải mái, tin tưởng cầu tiến.

- Sau cuộc thi kết thúc phải tuyên dương các em năng động tham gia trao quà nếu có để khích lệ các em.Cần cho các em dọn dẹp phòng học, kê lại bàn ghế (nếu cần). Cuối cùng nghiêm túc rút kinh nghiệm công tác tổ chức, lắng nghe từ nhiều phía nhà trường, gia đình, học sinh…..để lần sau tổ chức tốt hơn.

IV. KẾT LUẬN

Dù giảng dạy ở bộ môn nào, người giáo viên cũng đạt được những yêu cầu

chung lí luận dạy học theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước qui định. Bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn, lành mạnh, trong sáng, có tấm lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, góp phần giáo dục, giảng dạy cho thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của Đảng và Nhà nước. Bất cứ người giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức của bộ môn, mở rộng sự hiểu biết kiến thức chung có liên quan đến bài giảng, có phương pháp dạy tốt, không ngừng hoàn thiện, cải tiến phương pháp dạy và nghiệp vụ sự phạm để đảm bảo cho vai trò người thầy giáo được nâng cao.

Qua kinh nghiệm nhỏ về “ Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch

sử ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng bộ môn ” theo đặc thù bộ môn, kinh nghiệm này dù nhỏ, khá đơn giản, nhưng có thể hình thành được những hiểu biết ban đầu giúp cho học sinh nhận thức và hứng thú hơn với bộ môn Lịch sử.

Kinh nghiệm nhỏ trên góp phần cho bản thân tôi tích lũy kinh nghiệm, vốn kiến thức phục vụ trong quá trình giảng, học tập để nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệm vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và đơn vị giao phó, đồng thời góp phần nhỏ cùng với đồng nghiệp làm cho bộ môn Lịch sử ở nhà trường ngày càng có chất lượng.

Với thời gian hạn hẹp và khả năng còn nhiều hạn chế cùng với kinh nghiệm giảng dạy còn ít, chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy cô, các bạn đồng nghiệp.

V. KIẾN NGHỊ

- Câu hỏi cần chú trọng phát huy được tính gợi mở, phát huy sự chủ động của Học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung thi không nên quá chú trong đến các sự kiện lịch sử xa rời với thực tế, lịch sử thời đại.

- Đáp án cần có những phần điểm cho sự sáng tạo của học sinh trong cách thể hiện - Khi thực hiện, Giáo viên cũng cần phê bình, chỉnh sửa cho học sinh cách diễn đạt, lời văn và suy nghĩ cá nhân về vấn đề được nêu trong mỗi trò chơi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 hiện hành. 2- Nhập môn sử học của NXB Giáo dục 2001.

3- Lý luận dạy học của Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị - NXB Giáo dục 2004. 4- Lịch sử thế giới cổ đại của Lương Ninh- NXB Giáo dục năm1998.

5- Tạp chí nghiên cứu lịch sử.

6- Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của Ngô Minh oanh NXB Giáo dục năm 2008.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, ngày 20 tháng 5 năm 2011

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2010 – 2011

Tên sáng kiến : SƯU TẦM VÀ ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN

( PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI )

Họ tên tác giả : Phạm Thị Hạnh Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị : Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Lĩnh vực :

- Quản lý giáo dục : □

- Phương pháp giáo dục : □ - Phương pháp dạy học bộ môn : □- Lĩnh vực khác : □ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng :

Tại đơn vị □ Trong ngành □ 1. Tính mới : ( Đánh dấu x vào 1 trong 2 ô dưới đây )

- Có giải pháp hoàn toàn mới □

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có

2. Hiệu quả : ( Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây )

- Hoàn toàn mới và đã áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao □

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao

3. Khả năng áp dụng : ( Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây )

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách

Tốt □ Khá □ Đạt □

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốt □ Khá □ Đạt □

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng

Tốt □ Khá □ Đạt □

Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.

Xác nhận của Tổ chuyên môn

( Ký tên và ghi rõ họ tên )

Thủ trưởng đơn vị

( Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Một phần của tài liệu SKKN: SƯU TẦM VÀ ỨNG DỤNG CÁC TRÒ CHƠI VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN ( PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI) (Trang 41 - 47)