Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 30 - 33)

Quy trình và các nội dung trong quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Nhưng tóm lại về cơ bản đều gồm các bước sau:

Sơ đồ 1.1: Các bước tiến hành xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Bước 1: Thu thập thông tin

Đây là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất trong quá trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Chất lượng của kết quả xếp hạng tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào tính toàn diện, kịp thời, tin cậy của nguồn thông tin đầu vào.

Cán bộ tín dụng có thể thu thập nguồn thông tin đầu vào từ các nguồn như: hồ sơ do khách hàng cung cấp gồm giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính, phỏng vấn

Thu thập thông tin

Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định quy mô của doanh nghiệp

Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

trực tiếp khách hàng; báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng; báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp; Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) …

Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế tồn tại nhiều ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề khác nhau thì có những đặc trưng riêng về chu kỳ kinh doanh, cơ cấu vốn, mức tăng trưởng… nên có điều kiện phát triển khác nhau, chịu sự chi phối khác nhau của pháp luật và có khả năng sinh lời khác nhau. Do vậy, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp có tính đến yếu tố ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh là rất cần thiết. Hiện nay, đa số hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng phân loại doanh nghiệp theo 4 loại ngành nghề chính là: nông, lâm và ngư nghiệp; thương mại và dịch vụ; xây dựng; công nghiệp.

Bước 3: Xác định quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng cần được xác định trong việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp bởi quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ quyết định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh… Doanh nghiệp quy mô nhỏ thường được đánh giá thấp hơn so với doanh nghiệp quy mô lớn do gặp bất lợi về vốn chủ sở hữu, khả năng đa dạng hóa ngành nghề, năng lực cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp quy mô nhỏ lại có lợi thế là bộ máy tổ chức gọn nhẹ, làm việc hiệu quả.

Hiện nay, quy mô của doanh nghiệp được đánh giá theo 4 tiêu chí chính là: nguồn vốn, số lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước.

 Vốn: gồm 2 bộ phận là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Đây là tiêu chí cơ bản

để xác định quy mô của doanh nghiệp. Thông qua tổng nguồn vốn có thể biết quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ.

 Lao động: Số lao động được tính bình quân trong 3 năm gần nhất hoặc

tính bình quân trong các năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động nếu doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít hơn 3 năm. Thông thường, các doanh nghiệp lớn thường cần nhiều lao động hơn so với doanh nghiệp nhỏ do có nhiều cơ sở, chi nhánh, đại lý, kinh doanh đa dạng nhiều mặt hàng.

 Doanh thu thuần: Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa lớn đối với toàn

bộ hoạt động của doanh nghiệp. Đây là nguồn để doanh nghiệp trang trải chi phí, thực hiện tái sản xuất mở rộng. Chỉ tiêu này ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp; nó cũng cho biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

 Giá trị nộp ngân sách nhà nước: Chỉ tiêu này là tiêu chí đánh giá mức độ chấp hành các quy định pháp luật của doanh nghiệp.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

Các NHTM lớn của Việt Nam hiện nay sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu chính để chấm điểm các chỉ tiêu tài chính.

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

- Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp; cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn có thể được trang trải bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

- Hệ số thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền.

Nhóm chỉ tiêu hoạt động:

- Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp, cụ thể cứ 1 đồng tài sản lưu động sử dụng trong kỳ doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, việc chuyển hàng hàng tồn kho thành tài sản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp càng hiệu quả.

- Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách thương mại của doanh nghiệp.

-Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Giá trị còn lại của TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một kỳ.

Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ:

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu nợ để đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp. Mức sử dụng càng lớn thì rủi ro càng cao.

- Hệ số tự tài trợ = Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu phản ánh khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Tỉ lệ này nhỏ chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp cao.

Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời:

- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA) = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời trên một đồng tài sản; cho biết bình quân 1 đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Chỉ tiêu phi tài chính có vai trò quan trọng trong việc dự báo tương lai của dòng tiền. Hiện nay, việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính, các ngân hàng chủ yếu dựa vào các tiêu chí sau: tiêu chí về lưu chuyển tiền tệ; năng lực và kinh nghiệm quản lý; uy tín giao dịch đối với ngân hàng; môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác.

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm bằng cách cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số theo hướng dẫn để xác định điểm tổng hợp từ đó quy đổi điểm ra hạng tín dụng.

Sau khi hoàn tất việc xếp hạng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lập tờ trình đề nghị cấp trên phê duyệt. Nội dung tờ trình về cơ bản bao gồm: giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng, mô hình áp dụng để chấm điểm, tài liệu làm căn cứ để chấm điểm tín dụng, nhận xét đánh giá của cán bộ tín dụng dẫn tới kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp được cập nhật trên hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.

1.3. Điều kiện tiên quyết để xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàngdoanh nghiệp hiệu quả tại ngân hàng thương mạidoanh nghiệp hiệu quả tại ngân hàng thương mại doanh nghiệp hiệu quả tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 30 - 33)