Kinh nghiệm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 35 - 39)

nghiệp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo nguyên tắc hạn chế tối đa ảnh hưởng chủ quan của các chỉ tiêu tài chính bằng việc thiết kế các chỉ tiêu phi tài chính và cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho việc đánh giá các chỉ tiêu.

BIDV là một trong những NHTM tiên phong trong việc áp dụng phân loại nợ theo điều 7 của quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

Trong mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của BIDV, doanh nghiệp được phân chia theo 3 nhóm là: quy mô lớn, vừa, nhỏ. Mỗi nhóm quy mô sẽ được chấm theo hệ thống gồm 14 chỉ tiêu tài chính ứng với 4 nhóm ngành chính: nông, lâm, ngư nghiệp; xây dựng; thương mại dịch vụ và công nghiệp.

Hệ thống chỉ tiêu tài chính gồm: nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cân nợ, nhóm chỉ tiêu thu nhập.

Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính gồm 40 chỉ tiêu đánh giá thuộc 5 nhóm gồm khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý doanh nghiệp, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài và các đặc điểm hoạt động khác.

Bảng 1.6: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của BIDV

Đơn vị: %

Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ

6 7 5

Trình độ quản lý doanh nghiệp 25 20 25

Quan hệ với ngân hàng 40 40 40

Các nhân tố bên ngoài 17 17 17

Các đặc điểm hoạt động khác 12 16 12

Nguồn: Sổ tay tín dụng - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại BIDV còn phân loại doanh nghiệp theo 3 nhóm là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác để tính điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính. Đặc biệt, trong mô hình xếp hạng tín dụng của BIDV còn phân loại doanh nghiệp theo 2 loại là doanh nghiệp đã được kiểm toán và doanh nghiệp chưa được kiểm toán.

Bảng 1.7: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán

Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán

Các chỉ tiêu phi tài chính 65% 70%

Các chỉ tiêu tài chính 35% 30%

Nguồn: Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Căn cứ vào tổng điểm đạt được đã nhân trọng số như đã trình bày ở trên, doanh nghiệp đi vay được xếp hạng tín dụng theo 10 nhóm giảm dần từ AAA đến D.

Bảng 1.8: Hệ thống ký hiệu xếp hạng doanh nghiệp của BIDV Điểm Xếp hạng Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp

95-100 AAA Doanh nghiệp có khả năng trả nợ đặc biệt tốt.

90-94 AA Doanh nghiệp có khả năng trả nợ rất tốt.

85-89 A Doanh nghiệp có khả năng trả nợ tốt.

75-84 BBB Doanh nghiệp có khả năng trả nợ đầy đủ. Tuy nhiên, sự

thay đổi bất lợi của các yếu tố bên ngoài có thể tác động làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

70-74 BB Doanh nghiệp có ít nguy cơ mất khả năng trả nợ. Doanh

nghiệp đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể tác động giảm khả năng trả nợ.

65-69 B Doanh nghiệp có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ.

60-64 CCC Doanh nghiệp đang bị suy giảm khả năng trả nợ. Trong

trường hợp có nhiều yếu tố bất lợi xảy ra nhiều, khả năng doanh nghiệp sẽ không chống đỡ được.

55-59 CC Doanh nghiệp đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

35-54 C Doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục phá sản hoặc các

động thái tương tự nhưng việc trả nợ vẫn được duy trì.

<34 D Doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự

xảy ra.

Nguồn: Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Đặc biệt, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã thực hiện thành công việc xếp loại các khoản vay theo điều 7 của quyết định 493/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Sau khi xếp hạng tín dụng, BIDV tiếp tục chấm điểm về tình hình trả nợ ngân hàng theo 3 nhóm sau:

Bảng 1.9: Chấm điểm về tình hình trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp Tình hình trả nợ gốc và lãi vay Đánh giá của ngân hàng

Luôn đúng hạn hoặc là khách hàng mới của BIDV Tốt

Đã có nợ quá hạn Trung bình

Đang có nợ quá hạn Xấu

Nguồn: Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Căn cứ theo điều 7 của quyết định 493/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005, BIDV kết hợp giữa xếp hạng tín dụng và tình hình trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp để phân loại nợ theo 5 nhóm sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Tốt Trung bình Xấu AAA

AA Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn

A

BBB Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ dưới tiêu chuẩn

BB

B Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ

CCC Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất

vốn

CC

C Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mất vốn Nợ có khả năng mất

vốn

D

Nguồn: Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tóm lại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng đầu tiên thực hiện thành công việc phân loai nợ theo điều 7 của quyết định 493/QĐ-NHNN dựa trên xếp hạng tín dụng. Đây sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho các ngân hàng trong việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ kết hợp việc phân loại nợ theo điều 7 của quyết định 493/QĐ – NHNN.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á có tên tiếng Anh là Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank (viết tắt là SeABank) được thành lập từ năm 1994, Hội sở chính đặt tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần có mặt sớm nhất tại Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, SeABank đã nỗ lực không ngừng để phát triển cùng nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu trở thành một tập đoàn ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại.

Năm 2005 là cột mốc hết sức quan trọng trong lịch sử phát triển, khi SeABank thực hiện cùng lúc 2 bước đi chiến lược, đó là chuyển Hội sở chính từ Hải Phòng về thủ đô Hà Nội và đặt bước chân đầu tiên vào thị trường tiềm năng thành phố Hồ Chí Minh. Sau thời gian này, SeABank đã chuyển mình mạnh mẽ với những chỉ số tài chính một cách nhảy vọt và chất lượng hoạt động bền vững. Với những hệ số an toàn luôn đạt mức quy định trong 4 năm liên tiếp, từ 2003 đến 2007, SeABank luôn được ngân hàng Nhà nước xếp loại A và được đánh giá là ngân hàng phát triển nhanh nhất và bền vững nhất.

Trong năm bản lề 2007, SeABank đã có rất nhiều thành tựu đáng chú ý thể hiện rõ nét chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, khi cùng lúc triển khai thành công giai đoạn 1 hệ thống phần mềm quản trị ngân hàng T24 của hãng Temenos Thụy Sĩ và ký hợp đồng hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật toàn diện với cổ đông chiến lược ở trong nước là Công ty thông tin di động VMS – Mobifone. Bên cạnh đó, SeABank tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh cả 3 vùng Bắc – Trung – Nam, tính đến thời điểm năm 2007 có 50 điểm giao dịch.

Năm 2008, với trên 4068 tỷ đồng vốn điều lệ, SeABank là 1 trong 6 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Là ngân hàng đầu tiên tích hợp thành công phần mềm chuyển mạch công nghệ thẻ Way4 của hãng OpenWay (Bỉ) để cho ra đời các sản phẩm thẻ an toàn, đa tính năng, đa tiện ích.

Năm 2009, đánh dấu bước “chuyển mình” tất yếu và toàn diện của SeABank, từ “định hướng kinh doanh mới” đến “diện mạo mới” và “phong cách mới” với việc triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ, hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, cuối năm 2009 SeABank cũng chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới và Hội sở mới. Kết thúc năm tài chính 2009, SeABank có vốn điều lệ hơn 5.068 tỷ đồng (một trong những ngân

hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam) và đạt 478,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Kết thúc năm tài chính 2010, SeABank tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng ổn định với lợi nhuận trước thuế đạt gần 836 tỷ đồng, hoàn thành 104% kế hoạch kinh doanh năm 2010, tăng 142% so với năm 2009. Hiện SeABank có 1.533 cán bộ công nhân viên tại 104 điểm giao dịch (tăng 145% so với 2009) và gần 104.000 khách hàng trên toàn quốc.

Với những thành tựu đạt được thời gian qua, SeABank không ngừng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ và ngày một khẳng định sự phát triển ổn định và bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á được tổ chức theo mô hình ban điều hành cao cấp bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Cơ cấu điều hành của SeABank chia làm các khối chức năng sau:

- Ban điều hành: bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm.

- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của ngân hàng.

- Hội đồng tín dụng: xem xét việc cấp giới hạn tín dụng, các khoản tín dụng có giá trị lớn. Hội đồng tín dụng có nhiệm vụ xem xét nhất trí, trình Hội đồng quản trị phê duyệt những khoản vay có giá trị lớn. Ngoài ra, Hội đồng tín dụng còn có nhiệm vụ quyết định hướng ngành hàng mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm khách hàng cần hạn chế tăng trưởng tín dụng của SeABank đồng thời đề xuất để Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị quyết định thông qua tỷ lệ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng hàng năm của SeABank.

- Hội đồng định chế: thực hiện chức năng về đối ngoại, thực hiện quan hệ hợp tác, bán các sản phẩm dịch vụ của SeABank cho các định chế trong và ngoài nước.

- Khối kinh doanh: thực hiện việc kinh doanh dịch vụ và ngoại tệ

- Khối quản lý: quản lý tiền lương và quản lý kế toán tài chính của ngân hàng. - Khối dịch vụ: bao gồm dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ kiều hối, dịch vụ tài trợ thương mại.

- Khối quản lý rủi ro: thực hiện ban hành các chính sách quản lý rủi ro, có trách nhiệm giám sát và quản lý các loại rủi ro của ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp.

- Khối hỗ trợ: thực hiện việc hỗ trợ mọi hoạt động của ngân hàng.

- Khối công nghệ thông tin: thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin luôn thông suốt, chính xác và an toàn.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần ĐôngNam Á Nam Á

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn luôn là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó là nhân tố quyết định sự thành công của ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á cũng đã luôn xác định tạo vốn là khâu mở đầu, tạo ra khả năng vốn vững chắc, là yếu tố quan trọng của hoạt động ngân hàng. Do vậy, ngân hàng đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn. SeABank tập trung khai thác phân khúc tiết kiệm cá nhân – chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động. Ngân hàng luôn đưa ra các sản phẩm tiết kiệm có nhiều tiện ích hấp dẫn khách hàng. Các sản phẩm huy động tiết kiệm dân cư có thưởng với lãi suất hấp dẫn cùng với cách tính lãi suất linh hoạt như lãi suất tiết kiệm linh hoạt, lãi suất bậc thang, lĩnh lãi cuối kỳ…. của SeABank cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu, tạo sức hấp dẫn cho sản phẩm. Ngoài ra, mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực. Do đó góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lí.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w