CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
3.1.1 Nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bản thân các DN
Trước hết chúng ta xét tới các DNNN, hầu hết các DN nhà nước đều sản xuất kinh doanh không hiểu quả. Những năm trước năm 2000, DNNN
là khách hàng vay chính của Ngân hàng. Nhưng hiện nay do tình hình phổ biến của các doanh nghiệp nhà nước là vốn chủ sở hữu thấp, tài sản hầu như không có, tài chính không mạnh, sản xuất kinh doanh không hiểu quả...; tỷ lệ nợ xấu cao. Do vậy trong những năm gần đây đối với nhiều DNNN , NH tập trung vào thu nợ mà không cho vay hoặc giảm dần mức tín dụng.
Còn đối với các DN cổ phần bị vướng thủ tục pháp lý. Các DNNN sau khi cổ phần thì các hồ sơ pháp lý của tài sản, nhất là bất động sản chưa đầy đủ nên không được chấp nhận dùng làm tài sản khi thế chấp hoặc rất khó cho NH định giá.
Các doanh nghiệp tư nhân thì tình trạng thiếu thông tin xảy ra. Hầu hết hiện nay các NHTM đều coi DN vừa và nhỏ, DN tư nhân là nhóm khách hàng quan trọng. Tuy nhiên các DN này gặp không ít vướng mắc khi vay vốn NH. Theo chủ tịch hội đồng quản trị NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN thì những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình tiếp cận tín dụng là do vốn thực của DN thực thấp hơn vốn dăng kí. NH luôn “ ngán ngẩm” trước tình trạng thiếu minh bạch trong hồ sơ sổ sách, quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp, cũng như sự thiếu chuyên nghiệp trong các dự án cũng là trợ ngại khi vay vốn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay thường có hai hệ thống kế toán riêng biệt, một là để báo cáo thuế và một là tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính để khai thuế thường có kết quả thấp hơn so với tình hình thực tế hoặc để lỗ. Khi đi vay ngân hàng thì doanh nghiệp thường đưa ra báo cáo tài chính được lập theo báo cáo thuế (vì sợ bị truy thu thuế), mà căn cứ vào những báo cáo này thì doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện được vay. Mộy thực trạng xảy ra nữa là nhiều doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn tại một ngân hàng để đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị - mà lẽ ra khoản đầu tư này cần phải vay dài hạn. Kết quả là, nhiều doanh nghiệp không thể xoay xở trong thời gian ngắn để trả món nợ này. Một khó khăn nữa của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ngân hàng nào cũng thừa nhận đó là các doanh nghiệp này thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng. Mặc dù đã có các tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp như hỗ trợ các doanh nghiệp như Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của TPHCM và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) ra đời để được giao để bảo lãnh cho các doanh nghiệp không đủ tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, vì việc bảo lãnh này có tính rủi ro cao nên những đơn vị bảo lãnh cũng yêu cầu khá chặt chẽ từ phía doanh nghiệp. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại đã chú ý và tạo điều kiện hỗ trợ cho các DNNVV vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, phần lớn thủ tục cho vay của ngân hàng dựa trên tài sản thế chấp của DNNVV, trong khi rất nhiều doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp. Hơn nữa, khi định giá tài sản làm cơ sở cho vay thì giá trị tài sản của DNNVV thường được ngân hàng định giá thấp, mặt khác ngân hàng lại chỉ cho vay khoảng 60%- 70% giá trị tài sản được định giá. Các DNNVV đã ít tài sản lại được định giá và cho vay thấp nên khi vay vốn không được nhiều, không đáp ứng được nhu cầu của mình.
Mặt khác, những khoản vay từ năm 2008 trở về trước lãi suất còn cao, chưa trả được, nên các DNNVV khó vay được nguồn vốn mới từ ngân hàng. Năm 2008, cùng với lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay của ngân hàng tăng đến 20%/năm, chưa kể các chi phí giao dịch ngầm phát sinh khi vay vốn. Trong khi đó thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thị trường xuất khẩu giảm mạnh nên nhiều DNNVV lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, phá sản, không còn khả năng thanh toán lãi cho ngân hàng dẫn đến nợ vay và nợ quá hạn tăng lên. Vì vậy, sang năm 2009 các DNNVV rất cần vốn để duy trì và phát triển sản xuất nhưng ngân hàng không cho vay tiếp khiến các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2009, lãi suất cho vay chỉ còn 10,5%, lại được hỗ trợ lãi suất 4%, chỉ còn 6,5%. Trong khi đó có khoản vay năm 2008 lãi suất tới 21%, các DNNVV muốn điều chỉnh lãi
suất vay để giảm bớt khó khăn nhưng không được các ngân hàng chấp thuận.